Chủ nhật, 10/11/2024, 06:00[GMT+7]

Bình Dương chú trọng các công trình trọng điểm để phát triển nhanh, hài hòa và bền vững

Chủ nhật, 04/12/2022 | 07:46:51
1,816 lượt xem
Ngày 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, các dự án hạ tầng giao thông quan trọng và những kiến nghị đề xuất của Bình Dương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Xây dựng; Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Giao thông vận tải; Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương.

Theo báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh với Thủ tướng và đoàn, năm 2022, tình hình có nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo.

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm, tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, tạo lòng tin, phấn khởi cho doanh nghiệp và người dân; phối hợp nghiên cứu, triển khai các dự án giao thông kết nối, liên kết vùng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Kết quả đã đạt và vượt 30/34 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,01%; GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng. Thu ngân sách ước đạt 61.940 tỷ đồng, đạt 103% dự toán; kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ USD, tăng 9%, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 3,1 tỷ USD và gần 100 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; lũy kế đến nay, toàn tỉnh thu hút gần 40 tỷ USD, đứng thứ hai cả nước và 627 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh. 


Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,01%; GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,8%.

Thu ngân sách ước đạt 61.940 tỷ đồng, đạt 103% dự toán; kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ USD, tăng 9%, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 3,1 tỷ USD và gần 100 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; lũy kế đến nay, toàn tỉnh thu hút gần 40 tỷ USD, đứng thứ hai cả nước và 627 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt chính sách cho các đối tượng trong dịp Tết, các ngày lễ, kỷ niệm; kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được thúc đẩy mạnh, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục giữ vững ổn định. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, với các hình thức phù hợp, hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tập trung thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ở lĩnh vực đầu tư công, đến ngày 30/11, tổng giá trị giải ngân là 4.719 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch tỉnh và đạt 46,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; phấn đấu đến ngày 30/1/2023 tỷ lệ giải ngân đạt trên 90% kế hoạch.

Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án trọng điểm và định kỳ tổ chức họp để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, bức xúc.

Tuy nhiên, hiện nay còn một số vướng mắc trong công tác thẩm định giá đất để triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng; tiến độ thực hiện và giải ngân của một số dự án.

Năm 2023, tỉnh phấn đấu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và chú trọng theo chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Kịp thời rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, thủ tục cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn; khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Toàn cảnh buổi làm việc. 

Tỉnh nỗ lực khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý, bố trí đủ vốn, tiến hành đền bù trong năm 2023 cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như: đường Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; xúc tiến thủ tục đường ven sông Sài Gòn, đường sắt Bàu Bàng-Cái Mép; hoàn thành đưa vào sử dụng các tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng, đường từ Tam Lập đến Đồng Phú, đường 746...

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, với tinh thần trách nhiệm, những vấn đề kiến nghị đã được các bộ, ngành giải thích, hướng dẫn, ủng hộ cho Bình Dương thực hiện các mục tiêu của tỉnh và góp phần tháo gỡ những vướng mắc.

Thủ tướng cũng cho rằng, tỉnh Bình Dương làm tốt công tác chủ động, tính toán trong thống nhất kế hoạch nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, tiếp nối mạch của Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp triển khai theo Nghị quyết.

Ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao thành quả tỉnh Bình Dương đạt được trong năm 2022 với kết quả kinh tế-xã hội đã hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể với 30/34 chỉ tiêu, Thủ tướng đề nghị nhiệm vụ trong thời gian tới, tỉnh xác định những khó khăn thách thức, những hạn chế yếu kém tồn tại và những tác động ảnh hưởng tình hình kinh tế-xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ để có giải pháp chỉ đạo, lãnh đạo trong điều hành.

Bình Dương phải phát triển nhanh, phát triển hài hòa, phát triển toàn diện, phát triển bền vững để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy địa phương và khu vực phát triển, bảo đảm an sinh xã hội và để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính


Đồng thời, Bình Dương phải phát triển nhanh, phát triển hài hòa, phát triển toàn diện, phát triển bền vững để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy địa phương và khu vực phát triển, bảo đảm an sinh xã hội và để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng cũng lưu ý, trong tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm được giao để tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm an sinh xã hội, dứt khoát không được mất cảnh giác, không hoang mang lo sợ và phải kiên trì, bản lĩnh để lãnh đạo điều hành; phát huy tối đa nội lực các cấp, kết hợp chặt chẽ với ngoại lực; phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực, giám sát quyền lực và tăng cường giám sát, kiểm tra; đồng thời tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả và căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, căn cứ vào chiến lược cụ thể để cụ thể hóa chiến lược tại Bình Dương, thực hiện tốt để phát triển nhanh, hài hòa, bền vững.

Ngoài ra, Bình Dương cũng cần bám sát tình hình thực tế, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; rà soát và làm việc với doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp bất động sản, tình hình trái phiếu doanh nghiệp,... trên cơ sở giúp tháo gỡ những vướng mắc liên quan, cùng phối hợp tái cơ cấu lại doanh nghiệp.

Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng nhấn mạnh, địa phương xem công việc của doanh nghiệp là của mình, những khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của mình để cùng tháo gỡ khó khăn, cùng với họ nắm chắc tình hình để giúp cơ cấu lại cho doanh nghiệp đủ lực.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh khắc phục bằng được việc thiếu thuốc, sinh phẩm, đặc biệt chú trọng việc tiêm vaccine cho trẻ em để bảo đảm an toàn cho các cháu đến trường.

Bình Dương cần làm tốt công tác quy hoạch, xác định quy hoạch phải đi trước một bước, có tư duy và tầm nhìn chiến lược để quy hoạch thật tốt; cố gắng hoàn thành công tác quy hoạch của tỉnh trong năm 2023 theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính


Bình Dương cần làm tốt công tác quy hoạch, xác định quy hoạch phải đi trước một bước, có tư duy và tầm nhìn chiến lược để quy hoạch thật tốt; cố gắng hoàn thành công tác quy hoạch của tỉnh trong năm 2023 theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm; chú trọng phát triển đồng bộ và nâng cấp hạ tầng xã hội; tiếp tục phát huy và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; chú trọng đầu tư các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; chú trọng bảo đảm tình hình an ninh trật tự, ổn định xã hội; làm tốt công tác xây dựng tổ chức đảng, phát huy vai trò trách nhiệm của đảng viên; nâng cao phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cho rằng đầu tư là điểm yếu, Thủ tướng đề nghị tỉnh phân tích những nguyên nhân, tránh dàn trải; mở chiến dịch giải ngân vốn đầu tư công từ nay cho đến ngày 31/1/2023.

Để triển khai hiệu quả, mỗi đồng chí Ủy viên Thường vụ, Ủy viên Ủy ban phụ trách một địa bàn nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; phát huy tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, có biện pháp và chương trình, kế hoạch cụ thể, có kiểm điểm hằng tuần để làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Cho rằng những kết quả trong năm 2022 của tỉnh là nền tảng, là tiền đề, Thủ tướng tin tưởng trong năm 2023 tới, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục đạt được kết quả tốt đẹp hơn.

Theo: nhandan.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày