Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới: Nhiều yêu cầu trong bối cảnh mới
Hơn 73% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Thông tin tại Hội nghị tập huấn một số kiến thức mới về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 vừa diễn ra tại Hải Phòng hôm 15-16/2 cho biết, đến nay, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,08%) đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 937 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (đạt 39,6% số huyện cả nước). Có 18 địa phương cấp tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 05 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
“Xây dựng NTM đã có nhiều chuyển biến theo hướng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, trong đó vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng. Kinh tế nông thôn đã có sự thay đổi lớn, tác động trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân nông thôn…” - Chánh Văn phòng Điều phối NTM TW Ngô Trường Sơn đánh giá.
Cùng với đó, Chương trình OCOP đã đạt được kết quả nổi bật với 8.867 sản phẩm OCOP, của hơn 4.586 chủ thể. Đặc biệt, sản phẩm OCOP đang từng bước khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Góp phần chuyển dịch từ phát triển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Nhiều điểm mới
Trên cơ sở kết quả đạt được của Chương trình giai đoạn đến năm 2020, ngày 22/2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 263/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhiều mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của giai đoạn này đã có sự thay đổi.
Về nội dung của Chương trình, bên cạnh 11 nội dung thành phần, Thủ tướng đã ban hành 06 chuơng trình chuyên đề, đây là các chương trình chuyên đề, có tính chất xác định nhiệm vụ và định hướng chỉ đạo để tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện một số nội dung trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng NTM, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn. Đến thời điểm này, đã có trên 70 văn bản pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình được ban hành; cơ bản đầy đủ để các bộ, ngành TW và địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
Cùng với Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Chiến lược đặt ra nhiều yêu cầu trong công tác triển khai, đặc biệt là những định hướng chuyển đổi lớn mà Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã xác định trong công tác chỉ đạo, như: Chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm chủ lực; Tập trung phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...
Cũng theo Chánh Văn phòng Điều phối NTM, trong thời gian qua, nhiều giải pháp đã được Lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo và tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, như: phát triển sản phẩm OCOP, du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu tập trung; công tác bảo tồn, phát triển ngành nghề và đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn; tổ chức hệ thống Tổ khuyến nông cộng đồng,…
“Trong bối cảnh như vậy, năm 2023 được xác định là năm bản lề để thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025…” - ông Sơn nhấn mạnh. Đặc biệt, trong bối cảnh các cơ chế, chính sách đã cơ bản đầy đủ, nguồn lực đầu tư của Nhà nước đã được giao cho các địa phương, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương cần nắm bắt và hiểu được những kiến thức cơ bản, những định hướng và yêu cầu mới cần phải triển khai trong thời gian tới đề triển khai thành công chương trình.
Theo baophapluat.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật