Áp lực từ bài toán suy giảm dân số
Bài toán nhân khẩu học nan giải với tỷ lệ sinh sụt giảm nghiêm trọng là một thách thức không thể xem nhẹ đối với nhiều quốc gia, bởi dân số và sự phát triển xã hội có mối quan hệ khăng khít.
Ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều đang chứng kiến tỷ lệ sinh giảm mạnh. Năm 2022, tỷ lệ sinh ở Xứ sở Mặt trời mọc đã xuống tới mức thấp kỷ lục là 1,26 từ mức 1,57 vào năm 1990, bất chấp các biện pháp của chính phủ nhằm đảo ngược tình trạng này.
Ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều đang chứng kiến tỷ lệ sinh giảm mạnh. |
Trong khi đó, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho biết, dân số Hàn Quốc được dự báo sẽ giảm từ 52 triệu người hiện nay xuống còn 38 triệu người vào năm 2070. Tổng tỷ suất sinh, phản ánh số con trung bình mà một phụ nữ sinh trong đời, ở Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,78 vào năm 2022.
Nếu suy giảm dân số không còn là vấn đề mới đối với Hàn Quốc, Nhật Bản thì việc một quốc gia đông dân như Trung Quốc cũng phải đối mặt với xu hướng này đã cho thấy nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở châu Á.
Năm 2022, Trung Quốc ghi nhận dân số giảm lần đầu kể từ năm 1961. Năm 2022 còn là năm ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất từ trước đến nay tại quốc gia châu Á này.
Ở châu Âu, các quốc gia cũng đau đầu tìm cách tăng tỷ lệ sinh. Theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ sinh ở Thụy Sĩ đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua, với tỷ lệ 1,39 trẻ trên một phụ nữ. Tại Liên minh châu Âu (EU), tỷ lệ người từ 15-29 tuổi đã thay đổi, từ chiếm 18,1% dân số vào năm 2011 xuống còn 16,3% vào năm 2021.
Ở châu Âu, các quốc gia cũng đau đầu tìm cách tăng tỷ lệ sinh. Theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ sinh ở Thụy Sĩ đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua, với tỷ lệ 1,39 trẻ trên một phụ nữ. |
Tỷ lệ sinh giảm và dân số già chắc chắn kéo theo những hệ lụy nặng nề cả về phương diện kinh tế và xã hội, như gia tăng áp lực lên quỹ lương hưu và chi phí chăm sóc y tế; lực lượng lao động thiếu hụt dẫn đến cản trở đà tăng trưởng kinh tế... Viện nghiên cứu Recruit Works dự báo, Nhật Bản có thể thiếu 11 triệu lao động vào năm 2040.
Đức cũng đang thúc đẩy kế hoạch cải tổ sâu rộng chính sách nhập cư để bổ sung lực lượng lao động đang thiếu hụt nghiêm trọng. Hiệp hội Các phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho biết, hơn 50% số công ty của Đức phải vật lộn để lấp đầy các vị trí lao động. Dân số trong độ tuổi lao động suy giảm gây áp lực nặng nề lên thị trường lao động và hệ thống phúc lợi của nhà nước. Ngoài chi phí lương hưu tăng lên, dân số già hơn sẽ có nhiều nhu cầu về chăm sóc y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, toàn cầu có thể thiếu tới 10 triệu nhân viên y tế vào năm 2030.
Trên thực tế, các chính phủ đã đưa ra nhiều kế hoạch hỗ trợ và khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con. Nhằm đảo ngược tỷ lệ sinh đang rất thấp, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố một gói biện pháp, trong đó có việc chi nhiều hơn cho các gia đình có con nhỏ và cung cấp nhà ở cho hàng trăm nghìn hộ gia đình.
Hiện tượng tỷ lệ sinh thấp, dân số suy giảm là vấn đề xã hội nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và rộng hơn là sự phát triển bền vững của toàn cầu. |
Trung Quốc khởi động các dự án thí điểm tại hàng chục thành phố trên cả nước để tạo ra môi trường sinh con và nuôi dạy con thân thiện. Thế nhưng, lực cản đối với nỗ lực khuyến sinh vẫn rất lớn và đa dạng, từ những lo ngại về ô nhiễm môi trường, khuynh hướng trì hoãn sinh nở của phụ nữ, vấn đề sức khỏe sau đại dịch Covid-19 cho đến những thách thức về tài chính như giá bất động sản, phí dịch vụ chăm sóc trẻ em…
Hiện tượng tỷ lệ sinh thấp, dân số suy giảm là vấn đề xã hội nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và rộng hơn là sự phát triển bền vững của toàn cầu. Việc tập trung thúc đẩy các chính sách khuyến sinh và tạo điều kiện tốt nhất để nuôi dạy trẻ em là nhiệm vụ cấp bách, không thể trì hoãn của các chính phủ.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật