Nghị lực vươn lên của cô gái một chân
6 năm trước, một tai nạn giao thông bất ngờ ập đến đã vĩnh viễn cướp đi một chân và làm chị Nhung bị tổn thương cơ thể 81%. Hai năm sau đó, cơ duyên và sự đồng cảm sâu sắc đã kết nối chị Nhung đến với anh Trần Xuân Vang, 36 tuổi, người con trai đất làng vườn cũng có sức khỏe và đôi chân đặc biệt yếu. Chị Nhung mất một chân, anh Vang đi phải chống gậy, mọi sinh hoạt đời thường đều khó khăn, vất vả đối với cả 2 người, đặc biệt từ khi có 2 em bé ra đời. Không lấy lý do sức khỏe yếu để dựa dẫm, anh Vang tìm hiểu, tự học và phát triển nghề nuôi, kinh doanh chim cảnh, mỗi tháng có thêm 2 - 3 triệu để thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Chị Nhung quyết định mở bếp ăn tại nhà, chuyên chế biến các loại đồ ăn, kinh doanh online theo đơn đặt hàng của khách. Chỉ với 1 chiếc chân, đi lại khó khăn song chị Nhung tự thực hiện hầu hết các công việc sơ chế, chế biến, đóng gói đồ ăn, giao hàng cho khách. Chị tự mày mò, tự học và nấu các món ăn dễ thu hút khách như: vịt nướng, vịt rang muối, gà chiên mắm, bánh xèo, cháo gà…
Chị Nhung nỗ lực tự chủ trong sinh hoạt và chăm chỉ lao động nâng cao thu nhập cho gia đình.
Chị Nhung chia sẻ: “Chế biến và kinh doanh đồ ăn rất vất vả và bận rộn. Nhiều hôm, tôi phải nhảy lò cò hầu như suốt cả ngày, từ sáng sớm đến tối khuya. Những hôm đó, lực của cơ thể dồn vào 1 bên chân nên chân bị căng cơ, chuột rút, đêm về đau nhức, không ngủ được. Hoặc là những hôm trở trời, thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh, các đầu dây thần kinh của cái chân cụt thường lên cơn co giật, đau buốt”.
Đau đớn, vất vả không làm chị Nhung nản, nhưng có những ước mong giản dị lại trở thành xa xỉ đối với chị. “Khi các con biết đi, biết chạy, tôi ngồi một chỗ nhìn theo nhưng không thể bế con, đuổi theo các con, trông con được, cảm giác vô cùng bất lực, tủi thân. Ước mơ của tôi chỉ đơn giản là có thể tự bế con như bao người mẹ khác. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi không dám mơ ước đến việc lắp chân giả, mà nhảy lò cò hoặc dùng nạng thì không thể bế con” - gạt những dòng nước mắt lăn dài trên má, chị Nhung xúc động chia sẻ.
Gia đình nhỏ của chị Nhung.
Nhận thấy chị Nhung nghị lực và chăm chỉ, các thành viên trong nhà chồng, đặc biệt bố mẹ chồng chị Nhung rất yêu thương, ủng hộ và giúp đỡ chị chăm sóc con nhỏ và công việc chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đến nay, chị Nhung có thu nhập ổn định, chưa dư giả nhưng cũng đủ chi tiêu, sinh hoạt gia đình và nuôi con. Chị còn tạo điều kiện việc làm cho 1 phụ nữ địa phương.
Bà Vũ Thị Mai, mẹ chồng của chị Nhung ghi nhận: “Nhung rất tuyệt vời, nghị lực, chăm chỉ, năng động. Gia đình tôi rất may mắn, hạnh phúc khi có cháu về làm dâu trong nhà”.
Bà Nguyễn Thị Lụa, thôn Thượng Xuân, hàng xóm của gia đình chị Nhung cho biết, 4 năm trước, khi chị Nhung mới lấy anh Vang, bà con xóm làng rất ái ngại cho đôi vợ chồng tật nguyền, yếu ớt. Thế nhưng, đến nay, mọi người đều khâm phục nghị lực vượt lên số phận của chị và phấn khởi cho thành quả kinh doanh, nuôi con cái khỏe mạnh của vợ chồng chị.
Facebook “Nhung Nhím” và hình ảnh cô gái một chân “cân cả thế giới” đã trở nên gần gũi, quen thuộc, để lại ấn tượng đẹp trong lòng nhiều người dân, bạn trẻ ở làng vườn Bách Thuận, Vũ Thư.
Anh Nguyễn Như Hải, Bí thư Đoàn xã Bách Thuận đánh giá: Nhung rất nghị lực, năng động, sáng tạo, chịu khó, nhờ đó nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ may mắn có sức khỏe tốt, chân tay đầy đủ, đi lại thuận lợi, nhưng chưa làm được như Nhung. Đây cũng là tấm gương để nhiều bạn trẻ học tập.
Nhiều người ái ngại thay cho số phận khắc nghiệt của cô gái trẻ, nhưng chính cô gái tật nguyền này lại chọn cho mình tư duy, lối sống lạc quan, yêu đời.
“Tôi thường đùa rằng “chân tôi chưa mọc, chắc khi già sẽ mọc” nếu có ai đó nhìn vào chiếc chân cụt của tôi với ánh mắt tò mò. Tôi vui vẻ đón nhận và chấp nhận nó, tôi hài lòng với cuộc sống của mình hiện tại” - Nhung cười tươi chia sẻ.
Một chiếc chân năng động và gương mặt luôn rạng rỡ không chỉ khiến cho con đường phía trước của Nhung bớt gập ghềnh mà thêm tươi sáng hơn, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực tới cộng đồng.
Video: 24823-_NGHI_LUC_VUON_LEN_CUA_CO_GAI_MOT_CHAN.mp4?_t=1692842376
Quỳnh Lưu- Anh Dân
Tin cùng chuyên mục
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
- Vươn lên từ vùng đất trũng 19.07.2021 | 09:46 AM
- Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (15/7/1950 - 15/7/2021)Gương sáng đời thường 15.07.2021 | 09:28 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật