Hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em
Các cuộc xung đột trên thế giới đã đẩy nhiều trẻ em vào cảnh mồ côi, bị bắt đi lính, bị lạm dụng. Trong làn sóng di cư chạy trốn xung đột, trẻ em cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong hành trình này, trẻ em đối mặt với bệnh tật, thương tích, chia ly với gia đình và bị lạm dụng. Ngay cả khi đến được đích, tương lai của các em vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thế giới chưa quên hình ảnh em bé Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trên đường chạy trốn khỏi cuộc xung đột cách đây nhiều năm và nhiều em nhỏ thiệt mạng trên đường vượt Địa Trung Hải.
Báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra con số đáng báo động về số trẻ em ở khu vực Mỹ Latin và Caribe rời bỏ đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo UNICEF, do bạo lực, cuộc sống cơ cực và thời tiết khắc nghiệt trong nước, trong năm 2022, khoảng 40.000 trẻ em đã vượt rừng Darien đầy nguy hiểm, ngăn cách giữa Trung và Nam Mỹ. Con số này tăng vọt so với mức 29.000 ghi nhận trong năm 2021.
Đáng chú ý, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, hơn 40.000 trẻ em đã rời bỏ đất nước trên hành trình xuyên rừng, trong đó 600 trẻ không có người lớn đi cùng.
Trong khi đó, theo Liên hợp quốc, hơn một nửa trong tổng số 14,8 triệu trẻ em tị nạn trong độ tuổi đến trường trên thế giới không được học hành chính quy.
Đến cuối năm 2022, số trẻ em tị nạn đã tăng gần 50% so với con số 10 triệu người một năm trước đó. Với một phần năm số người tị nạn sống ở 46 quốc gia kém phát triển nhất thế giới và hơn ba phần tư sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chi phí giáo dục đang trở thành gánh nặng cho những người nghèo nhất.
Trên thế giới hiện có tới 224 triệu trẻ em và thanh thiếu niên cần được hỗ trợ giáo dục khẩn cấp vì khủng hoảng, xung đột. Trong đó, 72 triệu em, chiếm gần một phần ba, phải nghỉ học.
Liên hợp quốc cũng cảnh báo về tình trạng bạo lực ngày càng tăng đối với trẻ em ở các quốc gia có xung đột.
Tại CHDC Congo, phiến quân từng đeo đai thuốc nổ vào người hai bé gái song sinh để gài bẫy lực lượng an ninh, may mắn là các chuyên gia rà phá bom mìn đã vô hiệu hóa thành công khối thuốc nổ.
Hơn 2,8 triệu trẻ em ở CHDC Congo bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực, trở thành nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp, bắt cóc, ép buộc đi lính và thậm chí bị sát hại.
Tại Niger, UNICEF ước tính có hơn 2 triệu trẻ em đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Hơn 2 triệu trẻ em ở Sudan cũng buộc phải rời nhà do xung đột và gần 14 triệu em cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Sự kết hợp các yếu tố như xung đột vũ trang kéo dài, tình trạng di tản trong nước và ra nước ngoài, cùng khả năng tiếp cận nhân đạo hạn chế đã dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng.
Gần 5 triệu trẻ em Mali đang cần được hỗ trợ khẩn cấp về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, an ninh và nước sạch. Gần một triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali sẽ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào cuối năm nay nếu không nhận được viện trợ kịp thời.
Tại Sudan, hơn 9,4 triệu trẻ em không được tiếp cận với nước uống an toàn và 3,4 triệu trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy và dịch tả...
Nhiều trẻ em trên thế giới đang phải đối mặt các mối đe dọa và trải qua nỗi kinh hoàng mỗi ngày do xung đột và bạo lực. Liên hợp quốc hối thúc cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp, chấm dứt xung đột, hỗ trợ nhân đạo mạnh mẽ hơn, đồng thời mở rộng các tuyến di cư an toàn cho trẻ em cùng gia đình để giúp bảo vệ quyền lợi và tương lai của các em.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật