Nợ công “níu bước” tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Viện Tài chính quốc tế (IIF) vừa công bố báo cáo ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm nay sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm. Trong quý III vừa qua, nợ chính phủ có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19. Khoảng 65% số nợ tăng trong quý vừa qua tập trung ở các nền kinh tế phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico, cũng ghi nhận mức nợ công tăng mạnh.
Tại châu Âu, tỷ lệ nợ công vẫn đáng lo ngại ở một số nền kinh tế từng trải qua khủng hoảng nợ tồi tệ hơn 10 năm trước, như Tây Ban Nha, Italia. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva vừa kêu gọi Italia, Pháp, Tây Ban Nha nỗ lực hơn trong việc giải quyết tình trạng nợ. Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Georgieva cho rằng việc triển khai các biện pháp tài chính mạnh nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 khiến tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thâm hụt ngân sách tại Italia, Pháp, Tây Ban Nha tăng cao.
Italia, Pháp, Tây Ban Nha cần “thắt lưng buộc bụng” và điều chỉnh tài chính để giải quyết tình trạng nợ và thâm hụt tài chính ngày càng tăng.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva
Do đó, các nước này cần “thắt lưng buộc bụng” và điều chỉnh tài chính để giải quyết tình trạng nợ và thâm hụt tài chính ngày càng tăng. Đối với Italia, người đứng đầu IMF cảnh báo rằng vấn đề nợ ở nước này đã trở nên nghiêm trọng khi tốc độ tăng trưởng đang bị chậm lại do chính phủ rút lại các biện pháp hỗ trợ chính sách.
Trong khi đó, báo cáo của IIF cảnh báo rằng tỷ lệ nợ trên GDP đang tăng ở các nền kinh tế đang phát triển và nợ xấu của chính phủ đã lên mức kỷ lục. Dù tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333%, tỷ lệ này lên tới 255% tại các thị trường mới nổi, tức cao hơn 32 điểm phần trăm so với cùng kỳ 5 năm trước, chủ yếu do nợ công của Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia và Malaysia tăng. Bên cạnh đó, báo cáo của IIF cảnh báo rằng nợ xấu chính phủ đã đạt mức cao kỷ lục trên 554 tỷ USD cho đến cuối năm 2022, trong đó khoảng một nửa là nợ trái phiếu.
Một vấn đề đáng lo ngại là nợ công có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, một phần do chính sách dân túy của một số chính phủ sau bầu cử. Các chuyên gia của IIF tính toán rằng, sẽ có hơn 50 cuộc bầu cử diễn ra trong năm 2024, trong đó có bầu cử tại Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Ông nhấn mạnh trước sự phân cực chính trị và căng thẳng địa chính trị gia tăng, các chính sách dân túy có thể được thực thi sau bầu cử, như việc nới lỏng kỷ luật tài chính, làm gia tăng khoản vay và chi tiêu của chính phủ, sẽ làm gia tăng “gánh nặng nợ công” trên quy mô toàn cầu.
Ngoài việc nợ công tăng cao, gánh nặng nợ nần đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp cũng đang gia tăng, nhất là ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Mỹ. Nợ công và các loại nợ nêu trên đang và sẽ tác động tiêu cực đến chính sách của nhiều quốc gia, làm hạn chế các giải pháp kích cầu, theo đó “níu bước tăng trưởng” kinh tế toàn cầu. Vấn đề nợ công như trên còn trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn và xung đột vũ trang, bất ổn chính trị đang bùng phát ở nhiều “điểm nóng” trên thế giới hiện nay và tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo ở mức thấp trong năm tới.
Ngoài việc nợ công tăng cao, gánh nặng nợ nần đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp cũng đang gia tăng, nhất là ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Mỹ. |
Tuần trước, một số ngân hàng lớn trên thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại hơn nữa trong năm 2024, vì lãi suất ở mức cao, giá năng lượng cao hơn, cũng như tốc độ tăng trưởng ở hai đầu tàu kinh tế là Mỹ và Trung Quốc đã giảm tốc. Theo kết quả một cuộc thăm dò của Hãng tin Reuters, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng 2,9% trong năm 2023 và 2,6% vào năm 2024. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến triển vọng tương lai của kinh tế thế giới.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể yếu đi do các công ty tìm cách chuyển địa điểm sản xuất ra khỏi nước này nhằm giảm chi phí. Bên cạnh đó, cuộc xung đột ở Ukraine, bạo lực giữa Hamas và Israel leo thang sẽ cản bước tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh nêu trên, cùng với kích cầu tăng trưởng, khống chế nợ công đang trở thành nhiệm vụ cấp bách ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng