Thứ 7, 23/11/2024, 17:58[GMT+7]

Một năm sóng gió của EU

Thứ 7, 30/12/2023 | 08:27:09
2,778 lượt xem
Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2023 của Liên minh châu Âu (EU) vừa khép lại tại Brussels (Bỉ) với hàng loạt chủ đề nóng được thảo luận, như các cuộc xung đột vũ trang, nền kinh tế suy yếu, mở rộng khối... Những chủ đề này cũng phản ánh một năm với nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và tương lai của EU.

Cờ Liên minh châu Âu (EU). (Ảnh minh họa: IRNA/TTX

Trước khi bước vào Hội nghị thượng đỉnh với một chương trình nghị sự đầy ắp vấn đề nóng hổi, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel kêu gọi lãnh đạo các nước EU “trang bị tinh thần thỏa hiệp, ý thức trách nhiệm tập thể, đặt lợi ích và giá trị của liên minh lên hàng đầu”.

Giới phân tích nhận định đây là một hội nghị khó khăn và có thể phải kéo dài hơn dự kiến. Những vấn đề nổi cộm của EU đã tồn tại từ lâu trước hội nghị lần này; EU cũng từng tiến hành nhiều chương trình làm việc để giải quyết bất đồng nhưng chưa đạt được kết quả đột phá nào.

Sự chia rẽ tiếp tục phủ bóng Hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Mặc dù cuối cùng lãnh đạo các nước EU nhất trí mở các cuộc đàm phán về kết nạp Ukraine và Moldova vào liên minh, nhưng vấn đề ngân sách lại không suôn sẻ như vậy. EU không thể đạt được đồng thuận về kế hoạch ngân sách do Hungary phủ quyết khoản hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro dành cho Ukraine. Các nhà lãnh đạo buộc phải chuyển thảo luận về ngân sách chung tới cuộc họp đầu năm 2024. 

Lâu nay, vấn đề tài chính là bài toán hóc búa của EU, trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt do hàng loạt yếu tố “cộng hưởng”, như khủng hoảng kinh tế, kế hoạch phục hồi lớn sau đại dịch Covid-19, hoạt động tài trợ cho một số nhu cầu như di cư, khả năng cạnh tranh công nghệ, ứng phó khủng hoảng. 

Lâu nay, vấn đề tài chính là bài toán hóc búa của EU, trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt do hàng loạt yếu tố “cộng hưởng”, như khủng hoảng kinh tế, kế hoạch phục hồi lớn sau đại dịch Covid-19, hoạt động tài trợ cho một số nhu cầu như di cư, khả năng cạnh tranh công nghệ, ứng phó khủng hoảng. Tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine cũng đẩy lạm phát ở châu Âu tăng lên mức kỷ lục. 

Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất tăng thêm 66 tỷ euro ngân sách cho đến năm 2027 để ứng phó thách thức kinh tế, chính trị. Khi đưa ra đề xuất này, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen thừa nhận đây là số tiền lớn và khó có thể đạt được sự đồng thuận ngay lập tức, trong bối cảnh ngân sách các quốc gia thành viên thâm hụt lớn do các cuộc khủng hoảng.

Di cư bất hợp pháp cũng là một vấn đề nổi cộm. Theo Cơ quan Biên giới châu Âu (Frontex), trong 11 tháng kể từ đầu năm 2023, có tới 355.300 người di cư trái phép đã đến EU, tăng 17% so với mức cùng kỳ năm 2022 và là con số cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2016. Sự gia tăng lượng người di cư trái phép lớn nhất được ghi nhận ở tuyến đường Tây Phi đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha. 

Làn sóng nhập cư bất hợp pháp gây ra những hệ lụy lớn và là thách thức dai dẳng của EU, đòi hỏi cách ứng phó chung của toàn khối. Hồi tháng 10/2023, EU đã đạt được Hiệp định về di cư và tị nạn mới, với sự ủng hộ của 22/27 nước thành viên. 

Tuy nhiên, theo giới phân tích, EU sẽ rất khó có thể triển khai thỏa thuận một cách hiệu quả trên thực tế vì không tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ gánh nặng tiếp nhận người di cư. Ba Lan và Hungary chỉ trích rằng các quyết định của EU được đưa ra theo quy tắc đa số đủ điều kiện, chứ không phải nguyên tắc đồng thuận. 

Với 27 nước thành viên, trong đó có nhiều quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, EU có sự bất đồng, khác biệt là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những khác biệt này vẫn có thể được khỏa lấp, nếu các nước đặt lợi ích chung lên hàng đầu.

Cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas diễn biến phức tạp trong năm 2023 cũng ảnh hưởng đến EU. Chuyên gia Luigi Scazzieri thuộc Trung tâm Cải cách châu Âu cho rằng, việc quản lý các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông là một nỗ lực khó khăn đối với EU, khi phải phân chia sự chú ý và nguồn lực tài chính cho hai cuộc khủng hoảng này. Việc các nước thành viên EU chia rẽ về chính sách đối với cuộc xung đột Israel-Hamas ảnh hưởng xấu đến uy tín của khối. 

Trong khi đó, nguy cơ tấn công khủng bố trở lại với EU. Kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ, các vụ việc chống người Do Thái và Hồi giáo có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia châu Âu. Ủy viên EU phụ trách Nội vụ Ylva Johansson cảnh báo, liên minh phải đối mặt nguy cơ tấn công khủng bố rất lớn trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn ở Trung Đông. 

Với 27 nước thành viên, trong đó có nhiều quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, EU có sự bất đồng, khác biệt là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những khác biệt này vẫn có thể được khỏa lấp, nếu các nước đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Việc EU thống nhất ý kiến, tạo nền tảng hiện thực hóa hành động chung là hết sức quan trọng đối với tương lai và uy tín của khối này.

Theo Nhân Dân

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày