Hàn Quốc nỗ lực vượt khủng hoảng y tế
Cuộc tranh cãi chưa có hồi kết giữa chính phủ và giới y khoa Hàn Quốc kéo dài từ đầu năm nay đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch cải cách y tế của xứ kim chi. Hàng nghìn bác sĩ nội trú và thực tập sinh Hàn Quốc đã bỏ việc nhằm phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ. Làn sóng phản đối chính sách tăng tuyển sinh ngành y đã khiến hàng loạt sinh viên y khoa ở các trường đại học của Hàn Quốc xin nghỉ học trong năm 2024.
Dữ liệu từ Ủy ban Giáo dục Quốc hội Hàn Quốc cho thấy, kể từ đầu năm đến ngày 5/10 vừa qua, đã có 2.661 sinh viên y khoa của 5 trường đại học quốc gia tại Hàn Quốc xin nghỉ học: Đại học Quốc gia Pusan, Đại học Quốc gia Chonnam, Đại học Quốc gia Kyungpook, Đại học Quốc gia Kyungsang và Đại học quốc gia Kangwon. Trước tình hình căng thẳng trong ngành y tế không có dấu hiệu hạ nhiệt, giới y khoa yêu cầu chính phủ rút lại kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhằm giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju Ho nỗ lực trấn an dư luận khi khẳng định chính phủ đã chuẩn bị đủ kinh phí và hỗ trợ giảng viên để đáp ứng việc tăng số lượng sinh viên y khoa.
Sau động thái của Đại học Quốc gia Seoul phê duyệt đơn xin nghỉ học hàng loạt của sinh viên, đầu tháng này, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã ra quyết định cho phép sinh viên y khoa tạm thời nghỉ học với điều kiện quay lại trường vào năm sau. Tuy nhiên, những sinh viên không quay lại trường được cảnh báo sẽ phải đối mặt với các hình phạt, bao gồm cả khả năng bị đuổi học. Động thái này nhằm tạm thời xoa dịu làn sóng phản đối kế hoạch cải cách y tế của chính phủ.
Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Cho Kyoo Hong mới đây cũng tuyên bố chính phủ sẵn sàng đối thoại với các bác sĩ nếu họ đề xuất thảo luận về cải cách y tế. Chính phủ mong muốn các bác sĩ tham gia vào đối thoại, thảo luận nhằm tháo gỡ những bế tắc kéo dài liên quan chỉ tiêu tuyển sinh đại học ngành y cho năm học 2026.
Cuộc đình công của các bác sĩ trẻ tuổi phản đối việc chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành y kéo dài từ tháng 2 năm nay khiến các bệnh viện ở Hàn Quốc phải thu hẹp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các trung tâm y tế tư nhân trên toàn quốc, từ khu vực Seoul rộng lớn đến các tỉnh thành khác. Chính phủ Hàn Quốc đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp nhằm giúp bình thường hóa hệ thống y tế vốn đang bị xáo trộn, chấm dứt bế tắc kéo dài trong đàm phán với giới y khoa suốt nhiều tháng qua.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn