Ô nhiễm nguồn nước do sơ chế cà phê, chuyện chưa có hồi kết ở Sơn La
Sơn La có diện tích trồng cà phê khá lớn, với khoảng 17.200ha, sản lượng trung bình đạt khoảng 23.500 tấn/năm.
Nhiều năm nay, cứ vào vụ thu hoạch lại tái diễn tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, dẫn đến việc phải ngừng cấp nước cho các khu vực dân cư do sơ chế cà phê, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Câu chuyện cứ ô nhiễm lại ngừng cấp nước vẫn chưa có hồi kết, do chính quyền địa phương không có những giải pháp quyết liệt.
Tình trạng ô nhiễm này cứ tái diễn năm này qua năm khác, nhưng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thì chưa có giả pháp nào giải quyết triệt để.
Dây chuyền chế biến cà phê nhân ở Sơn La. Để sản xuất ra cà phê nhân thành phẩm, sẽ phải thải ra nhiều chất thải từ vỏ, quả cà phê.
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm, mùi hôi thối bốc khắp nơi, nhưng nghiêm trọng hơn là nguồn nước ngầm trong lòng đất cũng bị ô nhiễm.
Nước thải từ đây được đổ vào các hố, ao phủ bạt sơ sài, thậm chí xả ra công rãnh, xả vào giếng ngầm.
Mỏ nước ngầm thuộc bản Noong Lái, xã Chiềng Mung cứ đến vụ sản xuất cà phê thì tình trạng ô nhiễm lại diễn ra. Đây là nguồn nước tưới tiêu cung cấp nước cho khá nhiều diện tích đồng ruộng của bà con khu vực này.
Công ty CP Cấp nước Sơn La đi kiểm tra và trước mắt chọn giải pháp cấp bổ sung chia sẻ nguồn nước từ khu vực đông nam TP về khu vực Nà Sản. Tuy nhiên, nếu các giếng khu vực đông nam khô cạn không đủ thì rất khó khăn. Ngược lên phía đầu nguồn của trạm cấp nước Nà Sản, tại xã Chiềng Mung và Chiềng Ban, nhiều cơ sở sơ chế cà phê đang hoạt động nhộn nhịp.
Việc phát triển cây cà phê giúp địa phương giải bài toán về kinh tế, xóa đói giảm nghèo, song nếu bài toán môi trường bị bỏ ngỏ, tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng sẽ tiếp tục đe dọa đến sức khỏe, cuộc sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp.
Ngày 19/11, Xí nghiệp cấp nước huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, ra thông báo tạm ngừng cấp nước trên địa bàn huyện Mai Sơn do nguồn nước bị ô nhiễm, ước tính trên 2.000 hộ bị ảnh hưởng.
Nước thải từ đây được đổ vào các hố, ao phủ bạt sơ sài, thậm chí xả ra công rãnh, xả vào giếng ngầm.
Ngày thứ 3 trạm cấp nước Nà Sản, huyện Mai Sơn ngừng hoạt động do nước đóng váng, chuyển màu đen và bốc mùi khó chịu. Đây là lần thứ 2 trạm cấp nước này phải dừng hoạt động. Đầu năm, trạm đã ngừng cấp nước 16 ngày do ô nhiễm từ việc sản xuất sắn xả thải ra môi trường.
Theo VOV
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân 26.09.2023 | 09:32 AM
- Khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp nước ổn định mùa nắng nóng 25.07.2023 | 10:29 AM
- Cấp nước sạch an toàn, ổn định 19.01.2023 | 02:55 AM
- Phổ biến các quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch 25.04.2022 | 17:41 PM
- Công ty Mỹ Hưng cần khẩn trương cung cấp nước ổn định cho 2 xã An Thanh, An Mỹ 19.07.2021 | 09:42 AM
- Bể nước thắm tình quân dân 19.07.2021 | 10:17 AM
- Đưa nước sạch đô thị về nông thôn 16.07.2021 | 09:39 AM
- Nước sạch nghĩa tình 13.07.2021 | 18:03 PM
- Giúp đồng bào được sử dụng nước sạch 12.07.2021 | 08:36 AM
- Người Êđê giữ bến nước như mạch sống buôn làng 08.07.2021 | 20:50 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026