Nông nghiệp Kiến Xương: Duy trì hiệu quả nhiều mô hình đặc trưng
HTX Thương mại dịch vụ và tiêu thụ nông sản xã Bình Định (Kiến Xương) mỗi năm tiêu thụ trên 2.500 tấn thóc cho người dân.
Ông Đinh Công Mấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Xương cho biết: Năm 2024, ảnh hưởng của bão số 3 đã làm giảm năng suất các loại cây trồng ở vụ mùa (năng suất lúa giảm còn 52,17 tạ/ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 6.342 tấn, giảm 1,85% so năm 2023). Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 3.054,8 tỷ đồng, bằng 97,85% với năm 2023. Tuy nhiên, điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả nhiều mô hình đặc trưng của từng địa phương. Điển hình nhất là mô hình nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo và mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp khai thác và phát triển nguồn lợi cáy tự nhiên tại xã Bình Thanh.
HTX Thương mại dịch vụ và kinh doanh lúa gạo Bình Thanh đầu tư máy xát thóc, đóng gói bao tiêu sản phẩm.
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Thanh cho biết: Xã có khoảng 300ha đất cấy lúa, chủ yếu là giống TBR225 và các giống lúa thuần khác. Trên cơ sở phát huy những lợi thế và xác định những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, HTX đã tham mưu Đảng ủy, UBND xã ban hành các nghị quyết trong phát triển kinh tế nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân. Để thực hiện 2 mô hình trên, HTX đã quy hoạch vùng sản xuất lúa giống liên kết với các doanh nghiệp trên diện tích 125ha; quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa với các công ty diện tích trên 35ha; quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ kết hợp với khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên 12ha để chế biến gạo mang thương hiệu gạo chợ Gốc và mắm cáy mang thương hiệu mắm cáy chợ Gốc; đồng thời, áp dụng quy trình sản xuất và canh tác theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả, năm 2024, mặc dù chịu ảnh hưởng của bão số 3 khiến năng suất lúa giảm còn 35 tạ/ha nhưng HTX vẫn tổ chức sấy cho các đối tác và nhân dân trên 350 tấn thóc, bao tiêu trên 400 tấn thóc các loại, cung cấp ra thị trường gần 50 tấn gạo chợ Gốc và 500 lít nước mắm cáy chợ Gốc. Tính bình quân giá trị tăng thêm của liên kết sản xuất lúa giống đạt từ 600.000 - 650.000 đồng/sào. Đối với sản xuất lúa hữu cơ, giá trị sản phẩm thu được tăng trên 1,2 triệu đồng/sào, gia tăng lợi nhuận từ việc thu hoạch nguồn lợi thủy sản khoảng 2 triệu đồng/sào, như vậy giá trị tăng thêm của sản xuất hữu cơ đạt trên 3,2 triệu đồng/sào.
Tại xã Bình Định, mô hình nâng cao giá trị sản xuất lúa giống được triển khai từ vụ mùa năm 2021 với diện tích 202,5ha đến nay tiếp tục được mở rộng. HTX Thương mại dịch vụ và tiêu thụ nông sản xã đã tổ chức quy vùng sản xuất bằng hình thức tích tụ, liên kết sản xuất, dần xóa bỏ bờ ngăn, số hóa đồng ruộng để thuận lợi cho quản lý. Thực hiện mô hình này đã giúp tăng diện tích canh tác do bỏ bờ thửa, tăng hiệu quả và giảm chi phí sản xuất, đồng thời áp dụng cơ giới hóa vào 100% khâu làm đất, điều tiết nước và thu hoạch, 34% khâu gieo cấy, 5% khâu phun thuốc bảo vệ thực vật. HTX mở cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đầu tư giàn sấy thóc, máy xát gạo, đóng gói với tổng kinh phí 2,2 tỷ đồng, góp phần đưa thu nhập tăng thêm 350.000 đồng/sào/vụ so với sản xuất ngoài mô hình. Trong vụ sản xuất đầu tiên, HTX tiêu thụ hơn 1.200 tấn thóc giống cho người dân. Đến nay mô hình đã mở rộng liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trên diện tích 258ha, sản lượng thóc giống bán cho doanh nghiệp đạt hơn 2.500 tấn/ năm.
Cùng với các mô hình trên, Kiến Xương tiếp tục duy trì mô hình nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu với diện tích 70ha tại xã Tây Sơn và 50ha tại xã Hồng Tiến cho ra các sản phẩm đặc thù như gạo nếp thơm truyền thống Vũ Tây, gạo rươi Hồng Tiến. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2025 huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực thực hiện tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất lúa kết hợp bảo tồn, phát triển và khai thác các nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên địa bàn.
Nông dân Kiến Xương tích cực áp dụng máy cấy vào đồng ruộng đẩy nhanh tiến độ thời vụ.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
-
Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thái Bình quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa 100% công trình nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trước ngày 20/6
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan