Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công 'vét cạn'
Số lượng cuộc tấn công brute-force nhắm vào doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2024. Ảnh: Kaspersky
Theo thống kê được hãng bảo mật Kaspersky công bố, brute-force vẫn là phương thức tấn công phổ biến của tội phạm mạng nhằm xâm nhập vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á (SEA). Hệ thống bảo mật của đơn vị này đã phát hiện và ngăn chặn hơn 53 triệu cuộc brute-force trong khu vực năm 2024.
Brute-force, hay tấn công vét cạn, là phương pháp hacker chạy thử các chuỗi ký tự cho đến khi trúng mật khẩu hoặc khóa bảo mật để truy cập được vào tài khoản. Đây là hình thức đơn giản nhưng nguy hiểm nếu hệ thống không có biện pháp bảo vệ, như giới hạn số lần đăng nhập sai hoặc xác thực hai bước.
Theo Kaspersky, hacker thường kết hợp vét cạn với phần mềm RDP (Remote Desktop Protocol) của Microsoft. RDP được sử dụng phổ biến bởi quản trị viên hệ thống và người dùng không chuyên để điều khiển máy chủ hoặc máy tính từ xa. "Tuy nhiên, đây cũng là điểm tin tặc thường lợi dụng để xâm nhập vào các thiết bị chứa tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp", báo cáo của Kaspersky nêu.
Theo các chuyên gia, điều này dẫn đến nguy cơ rò rỉ hoặc mất mát dữ liệu mật nếu người dùng ngừng kết nối với mạng nội bộ và không còn nằm trong phạm vi bảo vệ trực tiếp của bộ phận công nghệ thông tin. "Mỗi ngày Kaspersky ghi nhận trung bình hơn 145.000 lượt tấn công nhằm bẻ khóa mật khẩu và mã hóa, nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á. Con số này đặc biệt đáng lo ngại khi khu vực này thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực an ninh mạng", Adrian Hia, Giám đốc điều hành tại châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky, nhận định.
Trong năm qua, số vụ tấn công tại Indonesia và Malaysia đều tăng mạnh ở mức hai chữ số. Tổng cộng có 14.662.615 vụ tấn công RDP nhắm vào các doanh nghiệp tại Indonesia năm ngoái, tăng 25% so với con số 11.703.925 vụ năm 2023. Tại Malaysia, số đợt tấn công brute-force cũng tăng 14% lên 3.198.767 vụ. Trong khi đó, Việt Nam xảy ra tới 19,8 triệu vụ, chiếm 37% tổng số trong khu vực.
Một nguy cơ khác được ông Adrian Hia nhắc đến là sự kết hợp của brute-force với công cụ AI. Theo báo cáo năm ngoái của hãng, khi sử dụng AI, 61% mật khẩu có thể bị dò tìm dưới 60 giây, 17% bị bẻ khóa trong 1-60 phút.
"Tội phạm mạng đang lợi dụng công cụ trí tuệ nhân tạo để đẩy nhanh tốc độ bẻ khóa mật khẩu và phá mã hóa đáng kể. Một khi xâm nhập thành công, kẻ tấn công có thể truy cập từ xa vào hệ thống máy tính mục tiêu", ông Hia nói. "Hãy thử hình dung hậu quả nếu trong nội bộ doanh nghiệp có một 'gián điệp số' âm thầm hoạt động".
Để hạn chế nguy cơ này, chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp, người dùng cần rà soát năng lực bảo mật, nâng cấp năng lực phòng thủ an ninh mạng, vô hiệu hóa tính năng RDP khi không dùng tới. Một giải pháp nữa là sử dụng mật khẩu mạnh, bảo mật nhiều lớp, hoặc sử dụng biện pháp xác thực không mật khẩu.
Theo: vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả