Hơn 4,3 triệu ý kiến góp ý sửa Hiến pháp trên VNeID
Ảnh minh họa.
Đã có hơn 4,3 triệu ý kiến tham gia sau 7 ngày triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trong đó có gần 745.000 người dân tham gia góp ý qua ứng dụng VNeID.
Tại TP Đà Nẵng, đợt lấy ý kiến người dân về dự thảo nghị quyết sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thu hút đông đảo các các tầng lớp nhân dân tham gia.
Để tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân đều được tham góp ý kiến qua ứng dụng VNEID, TP. Đà Nẵng đã tổ chức đi từng ngõ gõ từng nhà để hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân, nhất là những người cao tuổi.
Để thực hiện, người dân đăng nhập ứng dụng VNeID hoặc website vneid.gov.vn bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 đang hoạt động. Sau đó, truy cập vào "Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID". Các ý kiến góp ý trên VNeID sẽ được Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tư pháp nhằm xây dựng báo cáo chung của Chính phủ.
* Chiều qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là nội dung được các đại biểu tập trung cho ý kiến.
Theo các đại biểu, dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều Hiến Pháp 2013 đã thể chế khá đầy đủ chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Dự thảo cũng đã khẳng định vai trò trung tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần thể hiện rõ vai trò hiệp thương thống nhất của Mặt trận Tổ quốc và phát huy tính độc lập tương đối của các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện đưa các tổ chức này về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc. Có ý kiến đề nghị cần quán triệt quan điểm đổi mới tư duy lập hiến, lập pháp.
Về sửa đổi quy định liên quan đến đơn vị hành chính và chính quyền địa phương, cơ bản tán thành việc tinh gọn tổ chức, khắc phục chồng chéo. Việc bỏ cấp trung gian và tổ chức chính quyền phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, miền núi và hải đảo là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn về quy định này.
Là một trong những cơ quan được giao nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp ý kiến gửi Chính phủ để trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013. Bộ Tư pháp cho biết: Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban tổ chức chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp thu và chỉnh lý.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Định hướng công tác tuyên truyền lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 14.05.2025 | 15:23 PM
- Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID 09.05.2025 | 10:31 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam