Chiến lược ứng phó với hàng chục đột biến gây nguy hiểm ở biến thể Mu
Hàng loạt quốc gia ghi nhận ca nhiễm biến thể Mu
Trong các biến thể SARS-CoV-2 mới, đáng lo ngại nhất là biến thể Mu được cho là có khả năng kháng vaccine COVID-19.
Được phát hiện lần đầu tháng 1 năm nay tại Colombia, biến thể Mu khiến thế giới quan ngại vì có những đột biến tương tự như các biến thể Beta, Iota, Delta, Alpha và Eta. Mu liên quan đến 39% số ca mắc và 60% số người tử vong vì COVID-19 tại Colombia.
Từ các nước Nam Mỹ tới châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, biến thể Mu đã lây lan tới gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù mới chiếm 0,1% số ca mắc COVID-19 toàn cầu nhưng giới chuyên gia nhận định, Mu là "kẻ địch" mới không thể coi thường.
Những đột biến gây quan ngại ở biến thể Mu
Một trong những lý do khiến Tổ chức Y tế Thế giới phải đưa Mu vào danh sách "các biến thể đáng quan tâm" là biến chủng này có thể làm suy yếu mức kháng thể mà cơ thể người sản sinh từ việc tiêm vaccine hoặc đã từng mắc COVID-19.
Biến thể Mu đã lây lan tới gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Ảnh: AP)
Biến thể Mu (biến thể B.1.621) là biến thể thứ 5 được chú ý đặc biệt hiện nay trên thế giới, sau các biến chủng Alpha, Beta, Gamma và Delta. Biến thể Mu sở hữu tổng số 21 đột biến so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc. Chính những đột biến này đang gây ra những nguy cơ mới, khiến những vũ khí như vaccine có thể bị giảm tác dụng.
Khả năng trốn hệ miễn dịch (do các đột biến E484K và K417N)
Biến thể Miu có một số đột biến giúp nó có khả năng trốn thoát hệ miễn dịch. Ngoài ra, những đột biến di truyền ở biến thể Mu được cho là có ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tình, né được các chẩn đoán bệnh hoặc kháng lại các phương pháp điều trị.
Khả năng lây nhiễm nhanh (do đột biến P681H)
Mu gây ra tình trạng lây nhiễm cộng đồng đáng kể, khiến số ca mắc mới vì biến thể này ngày càng tăng cao. Ở Ecuador, chỉ vài tuần sau khi xuất hiện, biến thể Mu đã lấn át tất cả các biến thể từng xuất hiện ở nước này trước đó và trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19.
Khả năng kháng vaccine (do các đột biến E484K và K417N)
Mặc dù chưa thể kết luận chắc chắn biến thể Mu có thể kháng vaccine nhưng một nghiên cứu ban đầu ở Italy cho thấy, vaccine Pfizer-BioNTech đã tỏ ra kém hiệu quả hơn đối với biến thể Mu khi so sánh với các biến thể khác. Lý do có thể chính là vì sự đột biến ở các protein gai tại bề mặt virus, mà đây lại là đích tấn công của các loại vaccine.
Biến thể Mu có tới 21 đột biến so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc. (Ảnh: AP)
Tạp chí khoa học Science Focus đã đăng tải nghiên cứu của Dịch vụ y tế công của Anh về những triệu chứng của người bệnh khi nhiễm biến thể Mu cho thấy, người bệnh có thể sốt cao, cảm thấy thân nhiệt nóng rõ ràng ở vùng ngực và lưng mà không cần đo nhiệt độ. Triệu chứng khác là ho liên tục trong hơn 1 giờ, hoặc 3 đợt ho kéo dài trở lên trong 24 giờ. Ho là dấu hiệu người bệnh đã chuyển sang giai đoạn nhiễm virus nặng hơn. Người nhiễm biến thể Mu cũng bị mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác.
Trong số rất nhiều biến thể mới xuất hiện liên tục của virus SARS-CoV-2, biến thể Mu được WHO quan tâm đặc biệt vì nó có quá nhiều đột biến của các chủng khác gộp lại, báo hiệu sự tiến hóa của virus gốc. Chính những đột biến này đang tác động lên các thuộc tính của Mu là làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine, tăng nguy cơ lây lan và gia tăng độ trầm trọng ở người bệnh. Mặc dù vẫn trong giai đoạn đầu quá trình nghiên cứu về biến thể Mu nhưng giới y khoa toàn cầu đã có những nhận định mang tính cảnh báo về biến thể này.
Chiến lược ứng phó với biến thể Mu
Dù vaccine Pfizer-BioNTech kém hiệu quả hơn đối với biến thể Mu so với các biến thể khác trong phòng thí nghiệm nhưng nghiên cứu từ một phòng thí nghiệm ở Rome, Italy vẫn cho rằng, khả năng bảo vệ chống lại biến thể Mu của vaccine là rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, WHO vẫn nhắc lại những khuyến cáo để người dân cảnh giác trước sự lây lan của biến thể mới này.
Sự xuất hiện của biến thể Mu nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của mục tiêu tiêm chủng toàn cầu. Nhiều người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, vẫn chưa được tiêm chủng. Do đo, phải đưa vaccine đến những quốc gia này càng nhanh càng tốt, qua đó giúp những người dễ bị tổn thương nhưng cũng để ngăn chặn các biến thể mới xuất hiện. Nếu không, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa để ngăn chặn dịch bệnh hiện nay.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất