Lễ xá tội vong nhân ở các nước châu Á
Trung Quốc: Năm nay, lễ xá tội vong nhân của Trung Quốc diễn ra vào ngày 1-2/9. Theo quan niệm truyền thống, đây là thời điểm cửa địa ngục mở ra và các linh hồn bắt đầu đi lang thang vào thế giới loài người.
Vào đêm rằm tháng 7, người dân đốt vàng mã cho ông bà tổ tiên và các vong hồn. Theo truyền thống của người Hoa, đốt vàng mã là việc gửi những vật phẩm đến cho người quá cố. Trong những năm gần đây, những đồ vàng mã như nhà, ôtô, túi xách, iPhone phổ biến ở Trung Quốc.
Malaysia: Ngày xá tội vong nhân trùng với lễ Vu Lan vào rằm tháng 7. Người Malaysia cũng tổ chức các nghi lễ cúng bái, tưởng nhớ người đã chết bên cạnh việc tỏ lòng hiếu kính đấng sinh thành.
Trong ngày xá tội vong nhân, người dân thường đốt vàng mã với quan niệm gửi tiền của sang thế giới bên kia. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp rằm tháng 7, các thợ thủ công ở những làng nghề vàng mã khắp cả nước phải làm việc ngày đêm cả tháng trước đó.
Singapore: Dịp xá tội vong nhân là một trong những ngày lễ quan trọng, được trông đợi tại Singapore. Người dân nước này cho rằng, tháng 7 âm lịch hay còn gọi là "tháng ma quỷ", là thời điểm cánh cổng giữa âm phủ và dương gian mở ra. Vì vậy, người ở cõi âm có thể trở về, đi lại trên dương thế.
Vào ngày chính của lễ xá tội vong nhân (15/7 âm lịch), các gia đình thắp hương cho người thân, tổ tiên đã mất. Đồ cúng như cháo, trái cây, thịt... còn được bày ở cửa ngõ, ngoài đường cho các vong hồn. Trong những ngày này, người dân kiêng sát sinh, tránh ra ngoài vào buổi đêm khuya, mặc đồ đen/đỏ, bơi lội..
Thái Lan: Phi Ta Khon (lễ hội ma xó) diễn ra tại Dan Sai, tỉnh Loei vào tháng 6 hoặc 7. Lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo, vốn để tôn vinh sự trở lại của Hoàng tử Vessandor nhưng người Thái cho rằng hoạt động này đã "đánh thức người chết".
Phi Ta Khon thường kéo dài trong 4 ngày. Ngày đầu tiên là Lễ hội Ma, còn được gọi là Wan Ruam. Cư dân thị trấn tổ chức một loạt trò chơi và tham gia đám rước đeo mặt nạ sặc sỡ làm từ vỏ hoặc phần dưới cùng của thân cọ dày. Ngày thứ hai của lễ hội là các cuộc thi hóa trang, khiêu vũ và diễu hành. Vào ngày thứ ba và ngày cuối cùng, người dân nghe bài giảng của các nhà sư.
Theo zing.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai