Mở hướng làm giàu cho nông dân
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được Thái Bình xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Với chủ trương này, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng, ổn định sản xuất cho người dân. Đã có nhiều mô hình chuyển đổi thành công, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao và là địa chỉ để nông dân toàn tỉnh học tập, mạnh dạn chuyển đổi.
Hình thành vùng sản xuất tập trung
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đã được nông dân nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện từ nhiều năm gần đây. HTX nông nghiệp với vai trò điều hành, chỉ đạo sản xuất và là đầu mối liên kết, bao tiêu sản phẩm đã cùng nông dân chủ động chuyển sang trồng rau màu các loại, hình thành vùng chuyên canh tập trung như ở xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ); Vũ An, Vũ Lễ (Kiến Xương); An Châu (Đông Hưng)... Từ việc chuyển đổi những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang chuyên canh trồng rau màu, trồng liên tục trong năm, thu nhập của bà con nông dân tăng lên rõ rệt. Như tại xã Quỳnh Hải, 5 năm qua, đã chuyển đổi được 170ha cấy lúa kém hiệu quả, hình thành vùng chuyên canh rau màu. Mỗi năm, “vựa rau” này sản xuất, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục nghìn tấn rau màu các loại, đem lại doanh thu từ 600 - 800 triệu đồng/ha/năm.
Không chỉ mạnh dạn chuyển đổi sang rau màu, nhiều nông dân trong tỉnh đã tích cực tìm tòi, đưa những giống cây ăn quả lâu năm được người tiêu dùng ưa chuộng thay thế cây lúa, nhạy bén ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Cũng như bao gia đình nông dân khác, trước kia cuộc sống của gia đình ông Trịnh Tiến Mạnh, thôn Hóa Tài, xã Thụy Duyên (Thái Thụy) cũng khá khó khăn. Thu nhập cả năm chỉ quanh quẩn mấy sào ruộng nên cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì” để thoát nghèo vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương cứ mãi theo đuổi ông trong suy nghĩ. Năm 2004, khi UBND xã Thụy Duyên phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi gần 3ha vốn là diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình VAC, trong đó thanh long ruột tím là cây chủ lực. Không chỉ tích cực tìm tòi giống cây mới, ông Mạnh không quản tốn kém đầu tư làm giàn bằng trụ bê tông trồng thanh long theo công nghệ của Israel, cho năng suất hơn hẳn so với trồng bằng trụ bình thường. Ông Mạnh chia sẻ: Trung bình mỗi năm tôi thu về hơn 40 tấn quả thanh long, giá bán từ 15.000 - 25.000 đồng/kg. Trồng thanh long rất nhàn, lại chắc ăn mà thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2016 đến năm 2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 3.000ha đất canh tác, chủ yếu là vùng đất trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm khác có giá trị cao hơn như: ngô, rau các loại, khoai tây, ớt, dưa xuất khẩu, bí, cây dược liệu, cam, táo, ổi, cà rốt, hoa... Các mô hình chuyển đổi ở giai đoạn này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành một số vùng, một số sản phẩm hàng hóa đạt hiệu quả cao hơn từ 2 lần trở lên so với cấy lúa...
Hướng tới sản phẩm có thương hiệu
Theo đánh giá, việc chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao rất phù hợp với tình hình thực tiễn, không những cho thu nhập vượt trội trên cùng một đơn vị diện tích, mà còn góp phần giải quyết được tình trạng bỏ hoang đất sản xuất, giảm áp lực sâu bệnh hại do luân canh cây trồng, cải tạo đất, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/1/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 được xem tạo bước mở cho việc chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, giúp nông dân nâng cao thu nhập, tăng giá trị sử dụng đất.
Theo đó, phấn đấu hết năm 2025 chuyển đổi được khoảng 20.000ha, đến năm 2030 chuyển đổi được khoảng 30.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu, cây hàng năm khác, cây làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, cây cảnh có giá trị cao hơn trồng lúa. Đến năm 2025, xây dựng được 3 - 4 sản phẩm có thương hiệu của ngành trồng trọt Thái Bình, thu hút được 2 - 3 tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đúng quy định về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp và có thể phục hồi hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ và kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Để đạt được mục tiêu đề ra, năm 2020, ngành Nông nghiệp đã triển khai 6 mô hình thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích 50ha tại các địa phương, bước đầu đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển đổi từ đó tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách giúp chuyển đổi hiệu quả. Ngành cũng sẽ tập trung hướng dẫn kỹ thuật một số cây trồng chuyển đổi, phổ biến những mô hình hiệu quả để nhân rộng; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất; chú trọng hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm cây trồng chuyển đổi theo chuỗi giá trị; hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhất là hệ thống tiêu thoát nước các vùng chuyển đổi sản xuất hàng hóa tập trung...
Lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng