Khởi sắc nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương
Kiến Xương có hai con sông lớn chảy qua địa bàn là sông Hồng và sông Trà Lý, 1.170ha mặt nước ao, đầm nội đồng. Tận dụng tiềm năng, lợi thế này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể từ huyện tới xã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi phương thức NTTS từ quảng canh sang bán thâm canh và chuyên canh. Ngoài diện tích mặt nước sẵn có, huyện còn chủ động quy hoạch vùng NTTS tập trung để huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và chuyển đổi một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS. Đến nay, toàn huyện đã quy hoạch 2 vùng NTTS lớn tại xã Bình Thanh với diện tích 74ha và xã Hồng Tiến với diện tích 90,6ha; chuyển đổi hơn 100ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS ở một số xã duyên giang. Ông Phạm Quang Hiệu, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến cho biết: Toàn xã hiện có 31 hộ đầu tư từ 200 - 500 triệu đồng nuôi cá nước ngọt và một số con đặc sản như ba ba, chép lai, trắm đen, cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Gia đình ông Đỗ Văn Nghĩa ở thôn Nam Tiến (xã Hồng Tiến) có 1,5ha ao. Nhận thấy nuôi cá chép, trắm cỏ cho thu nhập cao, ông đã đầu tư nuôi hai loại cá thương phẩm này. Do nắm vững kiến thức chăm sóc và phòng bệnh cho cá nên ông đã thành công. Mỗi năm, trừ mọi chi phí, gia đình ông còn thu lãi gần 300 triệu đồng, tính ra hiệu quả cao gấp hơn hai lần so với nuôi cá truyền thống khác. Giống như gia đình ông Nghĩa, gần 100 hộ dân sản xuất ở vùng NTTS tập trung hai xã Bình Thanh, Hồng Tiến thực sự yên tâm đầu tư và có cơ hội làm giàu từ nghề NTTS.
Để giúp nông dân mở rộng sản xuất, thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Xương đã tích cực tuyên truyền, mở nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh thủy sản cho nông dân. Ông Vũ Trọng Nghĩa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Huyện tổ chức cho nông dân đi thăm một số mô hình NTTS hiệu quả ở trong và ngoài huyện, vận động nông dân tiếp thu đưa một số giống cá có giá trị kinh tế cao đã được khảo nghiệm nuôi thả như: rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ... Toàn huyện hiện có 4.363 hộ NTTS với tổng diện tích 1.170ha; sản lượng thủy sản hàng năm đạt 4.179 tấn.
Nét mới trong NTTS ở Kiến Xương đó là đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng và sông Trà Lý, bước đầu một số mô hình cho hiệu quả. Tiêu biểu như hộ ông Phạm Văn Hùng ở xã Vũ Bình nuôi 8 ô lồng trên sông Hồng với các giống cá trắm cỏ, chép lai, diêu hồng cho năng suất, sản lượng gấp gần 8 lần so với nuôi cá cùng diện tích trong ao đầm nội đồng. Ông Hùng cho biết: Việc nuôi cá lồng có lợi là hạn chế được dịch bệnh vì nguồn nước luôn lưu thông nên cá khỏe, mau lớn. Khi thu hoạch cũng dễ tiêu thụ và giá cao vì chất lượng cá thương phẩm cao hơn so với nuôi trong ao, đầm. Tới đây, gia đình tôi sẽ tiếp tục đầu tư làm thêm lồng để nuôi, phấn đấu đạt thu nhập 600 triệu đồng/năm.
Để tránh tình trạng nuôi cá lồng tự phát, gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, trước mắt, Kiến Xương quy hoạch vùng nuôi cá lồng tại ba xã Trà Giang, An Bình và Quốc Tuấn, dự kiến có khoảng 265 lồng nuôi với tổng diện tích 141.975m2. Song song với phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Hồng, sông Trà Lý, huyện quy hoạch chuyển đổi từ 250 - 300ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả ở các xã An Bình, Minh Tân, Trà Giang, Quốc Tuấn, Bình Định sang chuyên canh thủy sản. Cùng với quy hoạch vùng NTTS, huyện ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ như tạo mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất; thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng hoàn thiện hệ thống điện, đường giao thông, thủy lợi; phối hợp với các cơ quan chức năng sớm chứng nhận mô hình dự án để nông dân có điều kiện tiếp cận vốn vay; trích kinh phí khuyến nông, khuyến công hỗ trợ, động viên nông dân tích cực chuyển đổi, đưa giống thủy sản mới có năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng.
Tổng kết thực tiễn cộng với những giải pháp đồng bộ, thiết thực, Kiến Xương phấn đấu đưa giá trị sản xuất từ NTTS đạt 500 tỷ đồng mỗi năm, tạo sức bật đưa NTTS trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh và của huyện.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024