Thứ 6, 15/11/2024, 14:59[GMT+7]

Xuất khẩu rau quả hướng mốc kim ngạch 1 tỷ USD

Thứ 3, 16/07/2013 | 15:18:28
674 lượt xem
Sản xuất rau quả của Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu ở trong nước mà xuất khẩu cũng liên tục gia tăng và đang hướng tới kim ngạch 1 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Có thể nhận diện diễn biến xuất khẩu rau quả của Việt Namon> qua các thời kỳ như sau:

 

Thời kỳ 1987- 1995, quy mô xuất khẩu rau quả của Việt Namon> còn nhỏ bé, với tốc độ tăng rất thấp (tăng 2,2%/năm). Nguyên nhân là do Việt Namon> còn phải tập trung vào việc bảo đảm an ninh lương thực, chưa có điềukiện để phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó có rau quả.

 

Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho ngày hôm nay, khi mà an ninh lương thực đã được bảo đảm tương đối vững chắc, trong thời gian tương đối dài, khi mà giá gạo xuất khẩu giảm liên tục (năm 2012 giảm 11%, 6 tháng 2013 giảm 3,3%) thì việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu rau quả là cần thiết.

 

Thời kỳ 1996- 2005, mặc dù có một số năm đạt quy mô tốc độ tăng còn thấp, thậm chí có một số năm còn bị giảm, nhưng tính chung cả thời kỳ này vẫn tăng khá (bình quân 1 năm tăng 15,5%).

 

Thời kỳ 2006- 2012­, xuất khẩu rau quả đã tăng liên tục qua các năm và đạt quy mô khá. Năm 2012 so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã cao gấp trên 3,5 lần, bình quân 1 năm tăng gần 19,7%, tương đương với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong thời gian tương ứng.

 

Ước 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng tới 33,5%, cao gấp đôi tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (16,1%). Quy mô và tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm là tín hiệu khả quan để cả năm có thể đạt 1 tỷ USD, đỉnh điểm từ trước tới nay, lần đầu tiên gia nhập “câu lạc bộ” các mặt hàng có kim ngạch đạt từ 1 tỷ USD trở lên.

 

Kết quả trên đạt được do nhiều nguyên nhân, cả về sản xuất, xuất khẩu.

 

Về sản xuất, diện tích cây rau, quả đã tăng khá. Diện tích cây ăn quả (nếu năm 2005 đạt 787,4 nghìn ha, năm 2010 đạt 779,7 nghìn ha,  năm 2012 đã đạt khoảng 833 nghìn ha). Sản lượng một số loại cây ăn quả còn tăng với tốc độ cao và hiện đạt được quy mô lớn (nho 15,2 nghìn tấn, xoài 776,3 nghìn tấn, cam quýt 690,3 nghìn tấn, nhãn 545,3 nghìn tấn, vải chô chôm 649,3 nghìn tấn,...). Tổng diện tích trồng rau, hoa cũng tăng nhanh, trong đó có một số loại đã xuất khẩu với khối lượng khá.

 

Xuất khẩu rau quả đã tăng cả về số loại, khối lượng và thị trường. Rau quả Việt Namon> đã có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ hơn trước, trong đó có 13 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD. Lớn nhất là Trung Quốc (năm 2012 đạt trên 218 triệu USD, 5 tháng 2013 đạt 101 triệu USD); tiếp đến là Nhật Bản, Hoa Kỳ, LB Nga, Indonesia, Hàn Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Australia, Canada…

 

Trong 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu rau quả đã phát triển ở một số thị trường như Đức, Pháp, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Anh, Italia...

 

Tuy đạt được những kết quả tích cực như trên, nhưng xuất khẩu rau quả của Việt Namon> cũng còn những hạn chế và đứng trước những thách thức không nhỏ.

 

Trước hết là kim ngạch xuất khẩu rau quả còn ở dưới tiềm năng và thế mạnh về đất đai, khí hậu, chủng loại rau quả của Việt Nam, với nhiều loại đặc sản nổi tiếng như chuối ngự, nhãn lồng, vải thiều, xoài, nhiều loại bưởi, cam, thanh long...

 

Kim ngạch xuất khẩu đạt khá, nhưng kim ngạch nhập khẩu rau quả cũng đã ở mức cao (năm 2010 là 294 triệu USD, năm 2011 là 294 triệu USD, năm 2012 là 335 triệu USD, 6 tháng 2013 là 174 triệu USD, tăng tới 21,4% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (17,4%).

 

Thị trường xuất khẩu tuy đã mở rộng, nhưng cần tránh tập trung chủ yếu vào thị trường giống như tránh “bỏ trứng vào một giỏ”. Cần làm tốt hơn nữa vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc trồng cây ăn quả  xuất khẩu cần được quy hoạch; cần phải tăng cường khâu bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu để tăng giá trị tăng thêm, hạn chế thiệt hại.

Nguồn chinhphu.vn

  • Từ khóa