Thứ 6, 15/11/2024, 10:58[GMT+7]

Tăng mặt hàng xuất khẩu để giảm nhập siêu

Thứ 5, 15/08/2013 | 15:04:02
626 lượt xem
Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất siêu tháng 7/2013 ước khoảng 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước ước nhập siêu khoảng 733 triệu USD, bằng 1% kim ngạch xuất khẩu.

Ảnh minh họa.

Đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng, trợ giúp hữu hiệu cho việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Thực tế cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Từ năm 2005 đến nay, chỉ có năm 2009 kim ngạch cả xuất và nhập khẩu giảm sút do suy thoái kinh tế thế giới, nhưng tính chung, xuất khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân 20,77%/năm, nhập khẩu tăng 18,23%/năm.

 

Nhờ đó, nhập siêu đã và đang được thu hẹp, hướng tới cân bằng xuất và nhập khẩu ở mức tương đối theo lộ trình Chính phủ đã đề ra.

 

Đạt được kỳ tích trên trước hết là sự thành công của Việt Namon> trong việc phát triển những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

 

Nếu năm 2005, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của cả nước mới đạt trên 32,4 tỷ USD, chỉ bằng 44% kim ngạch xuất khẩu của 7 tháng đầu năm 2013. Và khi đó, cả nước mới có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cả năm từ 1 tỷ USD trở lên gồm dầu thô (trên 7 tỷ USD), dệt may (4,77 tỷ USD), giày dép (3 tỷ USD), điện tử-máy tính (1,4 tỷ USD) và gạo (hơn 1,4 tỷ USD).

 

Đến năm 2012, cả nước đã có 18 mặt hàng gia nhập “Câu lạc bộ tỷ USD”. Ngoài 5 mặt hàng “truyền thống” với kim ngạch tiếp tục gia tăng, trong số 13 mặt hàng chủ lực mới, sáng giá và dẫn đầu là mặt hàng điện thoại di động cùng linh kiện, năm 2005 mới chỉ xuất khẩu đạt 10,4 triệu USD, vậy mà năm 2012 đã vọt lên 12,7 tỷ USD, trong 7 tháng đầu năm nay ước đạt 11,63 tỷ USD.

 

Tuy nhiên, để kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay gấp hơn 2 lần năm 2005, còn cần sự góp sức của những mặt hàng chủ lực khác, như máy móc-thiết bị, xơ-sợi dệt, cà phê, cao su, hạt điều, túi xách-ba lô-ô dù, gỗ-sản phẩm gỗ... Đặc biệt, mặt hàng sắn mới đạt 139 triệu USD năm 2005, đến năm 2011 đạt 960 triệu USD, năm 2012 vươn lên 1,351 tỷ USD… Tương tự, với mặt hàng rau hoa quả, từ đà tăng trưởng 235 triệu USD năm 2005 lên 623 triệu USD năm 2011, lên 827 triệu USD năm 2012, lên 576 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay (tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2012). Triển vọng không xa sẽ có thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Namon> có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường thế giới.  

Nguồn chinhphu.vn

  • Từ khóa