Thứ 4, 13/11/2024, 08:06[GMT+7]

Việt-Trung hướng đến kim ngạch 60 tỷ USD vào 2015

Thứ 7, 12/10/2013 | 20:07:36
512 lượt xem
Những năm gần đây, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu mới và có những bước tăng trưởng vượt bậc. Kim ngạch thương mại từ chỗ chỉ đạt hơn 30 triệu USD năm 1991 đã tăng lên hơn 41 tỷ USD trong năm 2012, tạo tiền đề để hai nước sớm hoàn thành mục tiêu đạt 60 tỷ USD vào năm 2015.

Chế biến nông sản xuất khẩu.

Hai bên cũng thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế-thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, kết nối giao thông, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực trên bộ giữa hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Bằng Tường-Hà Nội.

Ông Bùi Huy Hoàng, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc xác nhận Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số một của Việt Nam trong khi Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Tính đến hết tháng 8/2013, tổng kim ngạch hai chiều đạt gần 32 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Các mặt hàng Việt Namon> xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu gồm dầu thô, nông sản, thủy-hải sản, khoáng sản, lâm sản, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Trung Quốc xuất sang Việt Namon> xăng dầu, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may-da-giày, phân bón, thiết bị và linh kiện ôtô, xe máy. 

Các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu vào Việt Nam từ tháng 8/1999, với hai dự án có tổng vốn 15,35 triệu USD là xây dựng chợ Sắt (Hải Phòng) và kinh doanh nhà hàng ăn Trung Quốc (Hà Nội). Đến nay, Trung Quốc đã có hàng trăm dự án với tổng số vốn đăng ký gần 5 tỷ USD, đầu tư tại hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam. 

Tính đến tháng 8/2013, Trung Quốc có khoảng 915 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 4,8 tỷ USD, xếp thứ 13 trong tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Theo ông Lương Văn Đào, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc, với ưu thế có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nên Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà đầu tư Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, mà đã hướng đến một số tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu. 

Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Namon> chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản và nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa