Sóng gió vương triều
Bước vào thế kỷ X, Chiêm Thành, một quốc gia phong kiến sung túc phía Nam Đại Việt luôn được quan tâm và sau này được các vương triều phong kiến Đại Việt đặc biệt chú trọng. Thời Lý (1010 - 1225), xử lý Chiêm Thành chính thức được đặt “lên bàn”. Đến thời Trần (1226 - 1400), công cuộc bình Chiêm được diễn ra khẩn trương hơn. Từ khi triều Trần nắm giữ ngai vàng, quan hệ giữa triều Trần với quốc gia Chiêm Thành có những thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Quốc gia Đại Việt trong buổi đầu trị vì của vương triều Trần, Chiêm Thành vẫn thần phục Đại Việt, vẫn tiến cống nhưng lại vẫn sang cướp phá đòi lại đất cũ đã mất từ thời Lý.
Sử cũ chép khá nhiều sự kiện tiến cống của Chiêm Thành cho Đại Việt. Từ năm 1242 - 1352 có đến 15 lần Chiêm Thành sang tiến cống. Năm 1306, bằng con đường hôn nhân, Trần Anh Tông đã thu nhận thêm được Châu Ô, Châu Lý của Chiêm Thành vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1307, nhà Trần đổi 2 châu này thành Châu Thuận và Châu Hóa (tức vùng đất phía Nam tỉnh Quảng Trị đến Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Chẳng được bao lâu sau sự kiện này, khi nghe tin 2 châu đã bị mất về Đại Việt, dân ở 2 châu đã nổi dậy phản đối gay gắt đòi lấy lại 2 châu đã mất. Vua Trần Thái Tông nhận thấy sự “trở mặt” của Chiêm Thành thì rất tức giận. Bởi vậy, năm 1252, vua trực tiếp cầm quân tiến đánh Chiêm Thành và giành thắng lợi. Từ đó, những cuộc gây rối của Chiêm Thành đã nhường chỗ cho những chuyến triều cống thường xuyên. Ngay tháng 10 năm 1346, Chiêm Thành mang lễ vật sang cống nhưng số lễ vật rất ít. Sử chép: “Chiêm Thành sai sứ sang cống, lễ vật rất ít”. Vua Trần hiểu là dấu hiệu cho thấy Chiêm Thành chuẩn bị tấn công Đại Việt như thực thể lịch sử diễn ra trong những thập niên cuối thế kỷ XIV. Từ năm 1311 - 1396, nhà Trần đã 6 lần chủ động đem quân đi đánh Chiêm Thành nhưng quân Chiêm vẫn chạy thoát và phản công lại, cũng bởi thời điểm này nhà Trần đã suy vi, quốc gia Chiêm Thành lại đang độ hưng khởi nên hai bên cầm cự giành giật nhau vùng biên giới. Đặc biệt, mặc dù thần phục Đại Việt và nộp cống thường xuyên nhưng người Chiêm vẫn không từ bỏ ý định giành lại những vùng đất đã mất. Hơn thế nữa, từ trước khi vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga bị chết tại cửa Hải Thị (nay là Triều Dương - Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) trong trận tiến công cuối năm 1389 đầu 1390 ra Bắc Đại Việt.
Theo các nguồn khảo luận, các cuộc xung đột giữa Đại Việt với Chiêm Thành cuối thế kỷ XIV nhân lúc Đại Việt dưới sự trị vì của các vua cuối triều Trần đang suy vi, Chế Bồng Nga đã đưa quân Chiêm Thành liên tục tiến đánh Đại Việt. Tháng 3 năm 1361, quân Chiêm Thành theo đường biển đến cướp ở cửa biển Dĩ Lý (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) rồi kéo ra Bắc Đại Việt theo các tuyến sông nhưng bị quân nhà Trần và nhân dân ở các vùng chúng đi qua đánh đại bại.
Tháng 3 năm 1362, quân Chiêm Thành lợi dụng triều Trần lung lay, tiếp tục kéo quân đến Hóa Châu (Thừa Thiên - Huế) càn quét, bắt người, hãm hiếp, cướp của, song quân Chiêm Thành vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân dân nhà Trần. Năm 1365, Chiêm Thành tiếp tục tấn công Đại Việt ở vùng đầu nguồn Hóa Châu. Sử chép: “Mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở Châu Hóa. Hằng năm cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của Châu Hóa, đến khi ấy cướp bắt lấy người đem về”. Năm 1366, Chiêm Thành đưa quân cướp phủ Lâm Bình. Năm 1367, nhà Trần chủ động tấn công Chiêm Thành, vua Trần đã cử Minh tự Trần Thế Hưng làm thống quân hành khiển, Đỗ Tử Bình (quê thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng) làm Thái phó đi đánh Chiêm Thành. Khi Đỗ Tử Bình đem quân đến Chiêm Động thì bị người Chiêm tấn công bất ngờ, quân Đại Việt không chống đỡ nổi, Trần Thế Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình phải rút quân về. Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất Hóa Châu. Năm 1371, Chiêm Thành đưa quân tấn công Đại Việt, tiến thẳng đến kinh đô Thăng Long. Quân Chiêm lấy lý do mẹ của Dương Nhật Lễ đang trốn ở Chiêm xúi giục quân Chiêm tấn công Đại Việt. Chế Bồng Nga dựa vào uy thế của nhà Minh (Trung Quốc) kèm theo lý do xúi giục của mẹ Dương Nhật Lễ liền tổ chức cuộc tấn công quy mô vào Đại Việt. Quân Chiêm vào Thăng Long đốt trụi cung điện, đồ thư, bắt cướp con gái, đồ vật quý đem về. Vua Trần phải lánh nạn sang Đông Ngàn (Kinh Bắc, nay là Bắc Ninh). Sử cũ chép: “Tháng 3 nhuận (1371), quân Chiêm Thành sang cướp phá ở cửa biển Đại An rồi tiến thẳng đến kinh thành Thăng Long. Du binh của giặc đến bến Thái Tổ (nay là phường Phục Cổ), trước tình thế nguy nan, vua Trần đi thuyền sang Đông Ngàn để tránh giặc. Ngày 27 quân giặc vào kinh thành, đốt phá cung điện, bắt nhiều phụ nữ, cướp ngọc lụa. Vua Chiêm Thành tuyên bố đến cướp Đại Việt là vì “mẹ của Nhật Lễ chạy trốn sang nước Chiêm, xúi giục sang cướp để báo thù cho Nhật Lễ”. Trước hành động tấn công, cướp phá của Chiêm Thành vào Đại Việt, các vua Trần cũng đã tích cực chuẩn bị để thực hiện cuộc tấn công chống lại quân Chiêm Thành. Năm 1372, nhà Trần phong Đỗ Tử Bình làm Hành khiển tham mưu quân sự và sửa soạn binh lương cho người Châu Hóa là Tri châu Hóa Châu. Ở phía Nam, nhà Trần còn tích cực cho xây dựng mới đường sá, nạo vét sông ngòi nhằm đảm bảo cho việc chuyển quân, tích trữ lương thực bằng việc đổi tước vị cho những người cung cấp nhiều lương thực.
Sử cũ chép: Năm 1376, vua Trần Duệ Tông trực tiếp chỉ huy quân tiến đánh Chiêm Thành nhưng do trúng kế của Chế Bồng Nga nên đã bị chết trận ở bên ngoài thành Đồ Bàn (Quảng Nam), quân Đại Việt thất bại nặng nề. Thừa thắng Chế Bồng Nga lại kéo quân ra Thăng Long. Năm 1378, Chế Bồng Nga lại tổ chức tấn công Đại Việt lần thứ ba đến cướp trấn Nghệ An. Lần này, quân Chiêm đã chiếm lại được những vùng đất trước đây đã dâng cho Đại Việt. Năm 1380, Chế Bồng Nga lại tiếp tục đưa quân tấn công cướp phá Nghệ An, Thanh Hóa. Năm 1383, quân Đại Việt do Hồ Quý Ly tổ chức tấn công Chiêm Thành nhưng giữa đường gặp bão, thuyền chiến phần nhiều bị đắm nên phải quay về Đại Việt.
Tháng 3 năm 1383, Chế Bồng Nga cùng tướng La Ngai đem quân tấn công Đại Việt, quân Chiêm tiến đến Quảng Oai (nay thuộc Hà Nội), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phải chạy trốn sang Đông Ngàn. Quân Chế Bồng Nga chiếm được Thăng Long và đóng quân trong kinh thành nhiều ngày rồi rút lui. Tháng 10 năm 1389, quân Chiêm lại tiến đánh Đại Việt, trận này, quân nhà Trần do Hồ Quý Ly chỉ huy bị trúng kế mai phục của quân Chiêm Thành nên bị thua. Năm 1390, Chế Bồng Nga lại xua quân tiến đánh Đại Việt. Trong trận thủy chiến ác liệt trên sông Luộc, đoạn Hải Triều, Thượng tướng Trần Khát Chân chỉ huy, Chế Bồng Nga đã bị trúng tên độc mà tử trận. Quân Chiêm hoang mang tột độ sau cái chết của vua Chiêm, Chế Bồng Nga đã bỏ chạy tán loạn và từ đó quân Chiêm không dám tấn công Đại Việt. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật