Mạch nguồn Chân Lợi
Theo các nguồn khảo luận, sau khi Ngô Vương Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đằng, nước ta thoát khỏi Bắc thuộc, vùng đất Kiến Xương đã nổi tiếng qua địa danh Bố Hải khẩu. Thuở ấy, Bố Hải khẩu vẫn còn là cửa biển, nơi thuyền bè buôn bán ra vào tấp nập, nơi đóng đô của sứ quân Trần Lãm, người có tiềm lực kinh tế, chính trị để Đinh Bộ Lĩnh “tựa dựa” dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước lập nên nước Đại Cồ Việt. Gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, vị tướng giỏi của Đinh Bộ Lĩnh đến Kỳ Bố từ khi sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng còn manh nha, đến khi nhà Đinh diệt vong, Thập Đạo tướng quân lên thay Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn không “quên ơn đất cũ” đã từng cưu mang mình, vua cho nhiều con cháu và tướng súy dưới quyền ra mở đất Kỳ Bố, Hàm Châu, Chân Lợi... Để tri ân vùng đất “nặng nghĩa ân tình” Lê Hoàn từng cho đào sông Bo và về cày ruộng tịch điền ở Kỳ Bố.
Nhà tiền Lê suy vi, nhà Lý lên ngôi (1010 - 1225) luôn đặt vị thế của vùng đất “ba mặt sông, một mặt biển” là quan trọng, lấy tên là “quan Hà triều Lý”, trong đó chú trọng vùng Bố Hải khẩu và Chân Lợi. Coi trọng phát triển nông nghiệp, nhà Lý cử nhiều hoàng thân về Bố Hải khẩu và Chân Lợi thúc đẩy sản xuất. Sử cũ chép: Năm 1043, triều đình (nhà Lý) xuống lệnh: “Kẻ nào mua bán con trai (hoàng nam) trong dân làm gia nô hoặc có ý định ấy đều bị thích chữ vào mặt”, lại nghiêm lệnh “Kẻ trốn tránh phải về quê cũ làm ăn”. Năm 1117, Lý Nhân Tông “cấm ngặt” việc giết trâu, bò. Linh Nhân Hoàng Thái hậu ban cáo thị “Kẻ nào giết trâu bò phải phạt 80 trượng, đồ làm khao giáo (bắt đi phục dịch việc quân), vợ người ấy cũng bị đánh 100 trượng, “đồ” làm tang thất phụ (làm nô chăn tằm), láng giềng biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng”. Chính sách “ngụ binh ư nông” được coi là quốc sách, cho lính thay phiên một năm về quê 6 tháng cấy cày... Sử cũ chép: Tháng 2 năm Ất Tỵ (1065) vua Lý Thánh Tông noi theo tiên đế đi xem ngư dân đánh cá ở Phù Nhân (nay thuộc thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà), “hôm sau vua về Kỳ Bố cày ruộng tịch điền...”. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tiến trình cải tạo đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, sau “Đạo dụ tháng 2 năm Long Phù thứ 9 (1109)”, vua Lý Thánh Tông cho đắp đê từ Đỉnh Nhĩ đến tận hạ nguồn (thời điểm này vùng Chân Lợi (nay thuộc huyện Kiến Xương) vẫn là hạ nguồn. Dân gian vẫn còn truyền tụng câu chuyện “3 sư, 1 sãi” với việc “Khơi thông sông Luộc, móc ruột sông Sinh, cắt phình sông Hóa” diễn ra vào thời Lý. Nhờ đắp đê, đồng ruộng tỉnh ta lúc bấy giờ không còn bị lũ lụt, ngập úng, dân có thể cấy cày 2 vụ lúa. Khi hạn đưa nước vào ruộng (dẫn thủy nhập điền), khi úng tháo cống hạ lưu cho nước rút nhanh ra biển. Tập quán cải tạo đồng ruộng thường vào vụ đông sông cạn nước kiệt, dân các xã trong tỉnh đều tổ chức nạo vét, khơi dòng kênh mương chảy qua nội hạt. Sách “Thái Bình phong vật chí” ghi lại phong tục các làng quê trong tỉnh: “Hàng năm cứ đến tháng Chạp ngòi lạch khô cạn thì người rao mõ báo tin để các chủ ruộng dẫn đàn bà con gái, con trai ra bờ lạch cùng nhau bốc bùn đắp ruộng vừa là để bồi bổ thêm đất màu cho ruộng tốt vừa để khơi sâu dòng chảy cho nước dễ thông hơn, ai lười biếng không chịu làm thì bị phạt”... Theo các tài liệu khảo cứu, ở Kiến Xương, trước Cách mạng Tháng Tám (1945) các làng đều có lệ làm lễ hạ điền (mở đầu cho một vụ cấy trồng mới). Thời lịch các xã có thể chênh lệch đôi ngày, nghi thức có thể khác biệt đôi chỗ, nhưng vào tiết tua rua (mang chủng), chọn ngày hoàng đạo, dân sắp lễ bày đặt trước ban thờ thành hoàng cáo yết việc xuống đồng, vị “Tiên chỉ” hoặc “Chánh hương hội” mặc lễ phục, mũ cánh chuồn, áo gấm thụng tượng trưng cho vua Thần Nông xuống thửa ruộng đã cày bừa sẵn, tay trái cầm đóm mạ, tay phải cắm mạ xuống bùn, thực hiện nghi thức cấy độ bằng chiếc chiếu, các kỳ lão, hương hào cùng xắn quần xắn áo ôm mạ xuống cấy tiếp, người đi xem cũng ào xuống té nước vào ông tiên chỉ (biểu tượng thần nông giáng hạ), té nước như trời mưa kín đồng, khiến thần nông ướt hết... để cầu cho mùa vụ mới “mưa hòa gió thuận” thóc lúa đầy bồ.
Ngược dòng lịch sử, thời nhà Trần (1226 - 1400), các vua vẫn trọng việc nông, đặc biệt đặt hệ thống quan chức trông coi việc sông ngòi, đê điều, đặt quan hà đê sứ. Hàng năm vào tháng 6, tháng 7 quan coi đê phải tổ chức canh phòng và tổ chức ứng trực “nếu biếng nhác, không làm tròn nhiệm vụ để đến nỗi dân cư trôi dạt, lúa má bị ngập, tùy tội nặng nhẹ mà khiển phạt”. Năm 1266, vua còn “xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang lập thành điền trang”. Sử chép “vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy”. Các nguồn sử liệu còn chép, thời nhà Trần, rất nhiều tôn thất, ngoại thích của vương triều về tỉnh ta ngày nay khai ấp. Từ cuối đời Trần, ngoài đê sông, triều đình còn cho đắp đê biển. Ở Chân Định (thời Trần đổi Chân Lợi thành Chân Định), trong niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469) đê biển đã sừng sững chắn biển từ làng Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải) xuống Cồn Trắng - Bạch Xa (xã Vân Trường, thời nhà Trần vẫn thuộc huyện Chân Định). Ngoài các sông lớn, người dân thời Trần đã đào sông nhỏ để dân chài vào khơi ra lộng, gắn với nước rộng, sông dài mới mong “cá đầy khoang”. Trong các sông đào thời Trần, lớn nhất là sông Lịch Bài, sử cũ chép: “trên từ cửa cống Lịch Bài của huyện Vũ Tiên (nay thuộc huyện Vũ Thư) chảy vào sông nhỏ ở trang Thân Thượng thuộc bản huyện rồi đổ ra cửa Trà Lý, rộng chừng 3 trượng (12m), sâu chừng 2 trượng (8m), dài chừng 250 trượng...”, sông nhỏ thì chằng chịt như mắt lưới, làng nào cũng có”.
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật