Nặng nghĩa đôi quê
Ngọc phả dòng họ danh tướng Vũ Uy khai quốc công thần triều Lê ở làng Tô Đàm có ghi thủy tổ của gia tộc Vũ Khắc là Lang Phú Gia Ông Thụy hướng đạo tiên sinh vốn có kiến thức uyên thâm, am tường địa lý phong thủy, cụ là người đầu tiên chọn vùng đất hoang sơ, lau sậy rậm rạp đưa con cháu về khai khẩn đất đai, lập nên xóm ấp, đặt tên là Hương Trù. Từ đường dòng họ Vũ Khắc còn bức hoành phi: “Cơ cừu chi nghiệp khai nho gia quan rạng chi tuyền”. Tuy nhiên, từ sau khi thế tổ đời thứ ba của dòng tộc là Vũ Uy mưu đồ lập điền trang, tụ tập nghĩa binh chống giặc Minh không thành liền bỏ vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai phò Lam Sơn hội chủ khởi nghĩa đánh tan giặc Minh được Lê Thái Tổ phong tước khai quốc công thần triều Lê… đến đời sau thì những ghi chép về danh tướng Vũ Uy đã không còn nhiều. Mới đây, con cháu dòng tộc Vũ Khắc làng Tô Đàm tìm được cháu con dòng dõi danh tướng Vũ Uy ở Đa Căng (Nông Cống, Thanh Hóa) hội nghĩa. Ở Đa Căng có một ngôi đền thờ danh tướng Vũ Uy bình Ngô khai quốc công thần triều Lê được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia có ngọc phả trùng với những ghi chép trong ngọc phả dòng tộc Vũ Khắc ở Tô Đàm.
Trong chuyến điền dã mới đây về làng Tô Đàm, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ với mong muốn sáng tỏ phần nào về những tồn nghi về danh tướng Vũ Uy (hay Vũ Quang Toản) bình Ngô khai quốc công thần triều Lê, nhóm nghiên cứu chúng tôi được ông Vũ Khắc Nhu, trưởng tộc Vũ Khắc làng Tô Đàm dẫn tới thăm lăng mộ Hưng Mỹ hầu và Hưng Nghĩa hầu tại làng Tô Đàm. Lăng mộ Hưng Mỹ hầu đã được trùng tu lại, bên cạnh có một bia đá nhỏ ghi “Hưng Nghĩa hầu”. Theo ông Vũ Khắc Nhu, dân làng Tô Đàm xưa nay vẫn quen gọi lăng Hưng Mỹ hầu là lăng “Tiên công”. Lăng được xếp hạng di tích lịch sử và được đăng ký bảo vệ. Theo bi ký lăng mộ, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất thắng lợi, năm 1266 vua Trần đã ban sắc lệnh khai khẩn đất hoang hóa, lập điền trang, tích lũy lương thực. Phò mã Hưng Mỹ hầu Vũ Trung Khái từ Noi Cáo (Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội nay) tập hợp con cháu về khai khẩn vùng đất Hóa Giang, lập lên điền trang Tô Xuyên. Điền trang Tô Xuyên dần được mở rộng theo năm tháng cùng các dòng họ Trần, Vũ, Nguyễn, Đàm, Hoàng, Đào, Lương, Phạm... chung sức đồng lòng biến vùng đất hoang sơ thành vùng quê trù mật. Tô Xuyên xưa và xã An Mỹ ngày nay gắn chặt với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, gắn liền với công lao của Phò mã Hưng Mỹ hầu Vũ Trung Khái. Theo các nguồn khảo luận, danh tướng Vũ Uy là cháu bốn đời của Hưng Mỹ hầu và được triều đình nhà Lê phong tước Hưng Nghĩa hầu. Theo sách “Thái Bình phong vật chí” khoảng năm 1820 niên hiệu Minh Mạng, lăng mộ Hưng Nghĩa hầu đã được khai quật, những ghi chép còn lưu lại cho thấy mộ được xây bằng đá bao quanh, quan tài đá đặt trên 4 trụ đá, phía trước là bàn đá bày các đồ thờ cúng. Năm 2003, Viện Hán Nôm công bố các bản dịch thuật bi ký về điền trang Tô Xuyên và công trạng của Hưng Mỹ hầu Vũ Trung Khái với điền trang Tô Xuyên. Theo các tài liệu khảo cứu đã công bố, vào cuối thế kỷ XIV ở đất Tô Xuyên xuất hiện chàng trai tuấn tú có sức khỏe hơn người tên gọi là Vũ Uy. Vũ Uy là cháu bốn đời Phò mã Vũ Trung Khái, chàng trai tuấn tú của dòng tộc họ Vũ đã cùng các tông thất nhà Trần xây dựng Tô Xuyên trang chống Hồ phục Trần. Sự nghiệp không thành, năm 1408 Vũ Uy bỏ vào Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tiếp tục xây dựng điền trang, chiêu tập nghĩa quân, tích lũy lương thực, rèn đúc khí giới mưu đồ chống giặc Minh. Đến tháng 2 năm 1416 nghe tin Lam Sơn hội chủ Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, Vũ Uy đã tìm đến minh chủ và là 1 trong 18 người tham dự hội thề Lũng Nhai. Vũ Uy được Lê Lợi tin tưởng giao phụ trách quân lương. Trong cuốn “Lam Sơn thực lục” Lê Thái Tổ khẳng định: “Việc tiếp lương thực đầy đủ là thành công một nửa sự nghiệp…”. Cuốn “Vũ Tộc Gia Phả” ký hiệu A2941 lưu tại Viện Hán Nôm có ghi: “Sự nghiệp bình Ngô thắng lợi, do có công lớn giúp Lam Sơn nên Vũ Uy được Lê Thái Tổ tấn phong “Bình Ngô khai quốc công thần, Tam tư sử, Đắc tiến tinh quốc công, Thượng tướng quân, Thái Úy, Tuy quốc công, Quốc tính Lê Uy”. Theo ông Vũ Khắc Nhu, trưởng tộc họ Vũ Khắc xã An Mỹ, trong công bố của Viện Hán Nôm năm 2003 có ghi chép không rõ ràng (có thể nhầm lẫn Vũ Quang Toản là Vũ Uy). Gia phả của gia tộc Vũ Khắc ghi: “Tiền Lê triều (đầu Lê sơ) Khai quốc công thần Vũ Uy, được tấn phong Tam tư sử Vũ tướng công tự “Độc lạc Tiên sinh”. Hai chữ “Độc lạc” trong gia phả có ngầm ý của tiền nhân cho rằng phần mộ của danh tướng Vũ Uy không ở quê làng Hương Trù (Tô Đàm nay). Công bố của Viện Hán Nôm có đoạn tồn nghi: “Sử sách cũ còn ghi chép, cuối đời Trần, triều đình suy thoái, Hồ Quý Ly nổi lên tiếm quyền, một người cháu của phò mã Vũ Trung Khái cũng là quan đại thần triều Trần tên là Vũ Quang Toản (còn có tên là Vũ Uy, Già Lê) đem 12 tôn thất nhà Trần chạy về điền trang Tô Xuyên mộ quân chống lại họ Hồ. Việc không thành, ông liền chuyển quân lính thành dân, mở rộng khai khẩn thêm vùng đất Tô Xuyên, chia điền trang thành tám trang nhỏ là: Tô Đê, Tô Đàm, Tô Xuyên, Tô Hồ, Tô Hải, Tô Trang, Tô Đông, Tô Thượng; đồng thời khuyến khích dân chăm lo công việc trồng cấy, dạy cho dân thuần phong mỹ tục, khiến Tô Xuyên trở thành một vùng quê trù phú và có nếp sống đẹp, thuần hậu. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Vũ Quang Toản đã vào Lam Sơn tụ nghĩa và là 1 trong 18 vị tham dự hội thề Lũng Nhai”. Như vậy đối chiếu gia phả, tộc phả của dòng họ Vũ Khắc tông tộc Vũ Uy bình Ngô khai quốc công thần triều Lê với công bố của Viện Hán Nôm năm 2003 không thấy có ghi chép nào Vũ Uy là Vũ Quang Toản?
Là vùng đất phát tích khoa bảng “Lê Chằm Vạc, Mạc Tò Hương (Tô Đàm)” ý chỉ làng Tô Đàm phát khôi khoa, nhiều người đỗ đạt làm quan triều Mạc, xã An Mỹ hiện vẫn lưu giữ được 17 sắc phong của các triều đại phong kiến tặng cho Hưng Nghĩa hầu Vũ Trung Khái. Đây quả là một di sản văn hóa vô giá của cha ông để lại mà không phải địa phương nào cũng có.
Ông Vũ Đức Thơm, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tô Xuyên trang (tên Nôm là Tò) là một làng cổ thuộc huyện Phụ Phượng xưa, nay là xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ. Sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), biết quân giặc vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược nên vua tôi nhà Trần phải chuẩn bị lương thảo để chiến đấu. Nguồn lương thảo dựa vào các điền trang, thái ấp của các vương hầu nhưng chưa đáp ứng đủ cho yêu cầu bảo vệ đất nước. Năm 1266, vua Trần đã ban sắc lệnh khai phá đất hoang lập thêm điền trang, thái ấp. Các vương hầu, phò mã, công chúa,... đã tập hợp những người phiêu tán không sản nghiệp khai khẩn đất hoang trở thành những điền trang. Phò mã Vũ Trung Khái là người tiên phong. Ông Vũ Khắc Nhu, trưởng tộc Vũ Khắc, làng Tô Đàm, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ Thế tổ đời thứ ba dòng tộc Vũ Khắc ở làng Tô Đàm là cụ Vũ Uy, bình Ngô khai quốc công thần. Cụ sinh vào khoảng năm 1390. Những năm đầu của thế kỷ XV (1400) cụ cùng các 12 tông thất nhà Trần và cụ Vũ Quang Toản xây dựng Tô Xuyên trang nhằm mục đích chống Hồ phục Trần. Năm 1408, sự nghiệp không thành, cụ đã vào Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa xây dựng trang trại, tích lũy lương thảo sau đó tụ nghĩa Lam Sơn. Cụ là 1 trong 18 người tham dự hội thề Lũng Nhai. Ở làng Nghìn (Đông Địa Linh, nay là thị trấn An Bài) cũng có cụ Phạm Bôi cùng tham dự hội thề Lũng Nhai và được phong Bình Ngô Khai quốc công thần. Dịch giả Hán Nôm Vũ Xuân Thưởng, tổ 1, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ Trong quá trình nghiên cứu, dịch thuật các bia đá trong Văn từ huyện Phụ Dực tại đình Đông Linh tôi thấy có dòng chữ Hán: “Thánh nguyên Nhị niên tứ Vĩnh Thìn khoa tiến sĩ Cập đệ Trạng nguyên điều quan phụng sự Bắc quốc Nguyễn Hữu Pháp. Thánh nguyên Nhị niên Bất Nạo xã tiến sĩ Cập đệ Trạng nguyên điều quan phụng sự Bắc quốc Vũ Tiên sinh (Vũ Quang Toản)”. Bất Nạo nay thuộc xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh