Nguồn sáng cho tâm hồn
Với mục tiêu đưa sách đến phục vụ mọi đối tượng bạn đọc, Thư viện đã phối hợp với Hội Người mù tỉnh thực hiện chương trình đọc sách cho người khiếm thị, chương trình nhằm hỗ trợ người khiếm thị có cơ hội tiếp cận gần hơn với nguồn tri thức nhân loại.
Khác với những tiết học văn hóa vào những ngày bình thường, chiều thứ năm hàng tuần, luôn có một giờ học mà các bạn lớp tiền hòa nhập mong chờ nhất đó là giờ nghe đọc sách. Giờ đọc tuy chỉ diễn ra trong 2 tiếng nhưng là sự chờ đợi của hơn 20 bạn học sinh trong suốt cả tuần liền.
Cô giáo Nguyễn Hoài Thương, chủ nhiệm lớp cho biết: Cứ đến chiều thứ tư là các con đã hỏi tôi tuần này các cô bên thư viện có đến không?, các cô sẽ mang những sách gì đến?, bạn nào cũng háo hức chờ đợi.
Còn Bùi Đức An, một học sinh của lớp hào hứng: Từ hôm các “cô giáo thư viện” đến đây đọc sách, em đã được nghe rất nhiều câu chuyện hay như: chuyện Thạch Sanh, sự tích dưa hấu, quả bầu tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng... Hôm nay, em rất mong được các cô kể thêm cho nghe nhiều câu chuyện hay nữa.
Giờ đọc bắt đầu, không khí lớp trở nên tĩnh lặng nhường chỗ lại cho giọng đọc truyền cảm của các “cô giáo thư viện”. Những bạn học sinh hiếu động nhất trong lớp cũng nghiêm chỉnh khoanh tay, ngồi ngay ngắn chờ nghe các cô đọc sách.
Cô Phạm Thị Thắm, giáo vụ phụ trách công tác học tập Hội Người mù tỉnh cho biết: Người khiếm thị cũng có nhu cầu đọc sách giống như người bình thường, tuy nhiên nguồn sách phục vụ riêng cho đối tượng này còn hạn chế, các em trong lớp lại chủ yếu đến từ các vùng nông thôn, kinh tế còn khó khăn do đó gia đình cũng ít chú ý đến việc tìm sách cho con đọc. Hệ thống sách của thư viện trường lại chủ yếu là sách giáo khoa, phục vụ giảng dạy nên học sinh ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn sách báo khác. Việc phổ biến đọc sách của thư viện là cơ hội tuyệt vời để các em mở mang vốn kiến thức cũng như nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.
Chị Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng Công tác bạn đọc Thư viện tỉnh cho biết: Bắt đầu từ tháng 3 năm nay, Thư viện đã triển khai chương trình đưa sách tới Hội Người mù. Hoạt động này được duy trì vào chiều thứ năm hàng tuần, phục vụ chủ yếu đối tượng học sinh lớp tiền hòa nhập, đối tượng chưa được tiếp cận nguồn sách nói điện tử. Mỗi tuần, Phòng Công tác bạn đọc sẽ cử 2 cán bộ sang Hội Người mù thực hiện công việc đọc cho các học sinh lớp tiền hòa nhập.
Đồng hành cùng lớp tiền hòa nhập trong nhiều giờ đọc sách, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang, cán bộ Phòng Công tác bạn đọc cảm nhận: Việc đọc sách cho người khiếm thị có rất nhiều khác biệt so với việc đọc sách cho những người bình thường. Nếu như người bình thường dễ dàng tưởng tượng được các nhân vật, sự việc diễn ra trong câu chuyện thì người khiếm thị cần nhiều hơn sự mô tả để có thể nắm bắt được nội dung một cách sát thực nhất. Do đó, cán bộ thư viện không chỉ tập trung vào nhiệm vụ đọc sách mà còn phải chỉ bảo cho các em học sinh những điều các em còn khúc mắc. Cũng giống như giáo viên, trong quá trình đọc, chúng tôi thường xuyên phải đặt ra những câu hỏi, vừa để các em ý thức sự tập trung, vừa để kích thích sự tư duy của các bé. Việc hướng dẫn cho các em tuy có đôi chút vất vả nhưng chỉ cần sau mỗi giờ đọc, các em có thể nêu cảm nhận về câu chuyện vừa nghe là chúng tôi đã cảm thấy vui lòng.
Em Phạm Bá Lộc, học sinh lớp tiền hòa nhập tâm sự: Từ khi nghe các cô đọc truyện, em hiểu ra được nhiều rất điều hay. Em hiểu rằng khi chúng ta làm được điều tốt đẹp thì chúng ta sẽ được lại những điều tốt đẹp. Em mong muốn mình có thể thuộc được nhiều câu chuyện hay để kể lại cho các bạn khác cùng nghe và quyết tâm học tập, rèn luyện thật tốt, để khi lớn lên trở thành người có ích cho xã hội.
Chương trình đọc sách cho người khiếm thị mang một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, giúp cho những con người không may khiếm khuyết một phần cơ thể có cơ hội được thụ hưởng các quyền lợi như những người bình thường, giúp họ có cơ hội khám phá những chân trời tri thức mới, hiểu thêm những giá trị sống tốt đẹp đồng thời cũng nuôi dưỡng tâm hồn người khiếm thị thêm lạc quan, yêu đời. Theo kế hoạch, việc đưa sách tới phục vụ các đối tượng chuyên biệt như người khuyết tật, trẻ mồ côi, phạm nhân,... sẽ tiếp tục được Thư viện tỉnh thực hiện trong thời gian tới.
Hy vọng, với những nỗ lực của Thư viện tỉnh, việc đọc sách trong cộng đồng sẽ ngày càng được quan tâm, lợi ích tích cực của việc đọc sách sẽ được xã hội nhìn nhận đúng đắn.
Thảo Tiên
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh