Đưa khoa học đến gần hơn với trẻ mầm non
Bộ sản phẩm được giới thiệu tới học sinh mầm non huyện Thái Thụy.
Chuyển tải các hiện tượng tự nhiên vào truyện tranh, phim ảnh nhằm giúp trẻ mầm non hiểu, nhận thức đúng bản chất khoa học của hiện tượng, qua đó giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường là ý tưởng của nhóm tác giả Nguyễn Viết Huy (Thành ủy Thái Bình), Trần Mạnh Hùng và Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình), Đỗ Đức Độ (Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình), Lê Thị Hồng (Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội).
Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, chủ nhiệm đề tài cho biết: Trên các trang mạng hiện đã có những video minh họa về hiện tượng tự nhiên song mới dừng lại ở việc giải thích về mặt khoa học. Điều này chỉ phù hợp cho những học sinh đã có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản. Sau gần 1,5 năm nghiên cứu, nhóm đã cho ra đời giải pháp tích hợp văn học, nghệ thuật tạo hình và công nghệ nhằm phát triển nhận thức của trẻ thông qua các hiện tượng khoa học tự nhiên. Giải pháp đã chuyển thể các hiện tượng khoa học tự nhiên thành truyện kể với các nhân vật, tranh vẽ và phim hoạt hình sinh động bằng tiếng Việt, tiếng Anh, hướng đến giáo dục đạo đức, lòng yêu quê hương, đất nước, yêu lao động và ý thức bảo vệ môi trường của trẻ. Hiện bộ sản phẩm đã được giới thiệu thí điểm tới 48 trường mầm non trên địa bàn huyện Thái Thụy.
6 hiện tượng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, gió tự nhiên, tán sắc ánh sáng, ngày và đêm, sấm sét lần lượt được chuyển tải trong các câu chuyện, bộ phim: Mẹ con nhà Mây, Không phải gấu ăn trăng, Khi nào sẽ có gió, Chuyện của cầu vồng, Ngày và đêm, Cô Điện Âm và chú Điện Dương. Đây là những hiện tượng tự nhiên phổ biến, gần gũi trong đời sống thường ngày. Mỗi hiện tượng được nhóm tác giả sáng tạo ra qua các nhân vật trong truyện kể, có tranh minh họa và phim hoạt hình tương ứng. Tuy nhiên, để thực hiện bộ sản phẩm của giải pháp, nhóm tác giả cũng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ mất nhiều thời gian cho việc tìm ý tưởng, quá trình chuyển tải thành truyện, phim cũng không hề đơn giản với những người không chuyên.
Cô giáo Tô Thị Ngà, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy chia sẻ: Hiện nay, việc hướng dẫn cho trẻ khám phá khoa học thông qua một số hiện tượng tự nhiên ở trường mầm non chủ yếu là giải thích hiện tượng bằng lời hoặc sử dụng một số hình ảnh minh họa. Do vậy, các giáo viên mầm non gặp không ít khó khăn khi ngôn ngữ khoa học của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, việc chuyển tải các hiện tượng tự nhiên bằng các hình ảnh trực quan, sống động là hết sức cần thiết. Bộ sản phẩm của giải pháp đã được áp dụng thí điểm vào giảng dạy tại nhà trường và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cô và trò.
Chia sẻ về tính ứng dụng và nhân rộng của giải pháp, Tiến sĩ Nguyễn Viết Huy, đồng chủ nhiệm đề tài cho biết: Từ bộ sản phẩm của giải pháp, các giáo viên có thể sử dụng linh hoạt từng sản phẩm hoặc kết hợp với nhau cho hiệu quả. Việc chia sẻ, lưu giữ phim hoạt hình, tranh ảnh qua hệ thống mạng internet nhanh và dễ dàng, rất thuận tiện khi chuyển tới các vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo. Do bộ sản phẩm có tính chất liên thông, có thể phát triển để sử dụng cả ở bậc Tiểu học và THCS, góp phần vào việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ sản phẩm có giá thành thấp, dễ dàng trong việc bảo quản, lưu trữ và chia sẻ. Nếu được nhân rộng, bộ sản phẩm sẽ khắc phục được tình trạng thiếu trang thiết bị dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ. Vì thế, nhóm sẽ tiếp tục giới thiệu bộ sản phẩm tới các trường mầm non trong nước và phát triển sang các hiện tượng khác như thời tiết, cỏ cây, hoa lá…
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học, việc đa dạng hóa các hình thức dạy trẻ là hết sức cần thiết. Với những tính năng và hiệu quả mang lại, bộ sản phẩm là một trong những đề tài, giải pháp được Hội đồng giám khảo hội thi sáng tạo khoa học - công nghệ và kỹ thuật tỉnh đánh giá cao.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” 13.03.2025 | 09:44 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia