Bình yên cho một vùng nông thôn mới
Triển khai xây dựng nông thôn mới ở 8 điểm ban đầu, để làm mô hình nhân ra diện rộng, phấn đấu đến hết năm 2015 có 70 xã trở thành xã nông thôn mới. Lộ trình như vậy là phù hợp với khả năng các nguồn lực nhân dân đóng góp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà sau 3 năm làm điểm ở 8 xã, đã có nhiều xã đạt từ 9 đến 10 tiêu chí. 8/8 xã được đánh giá là có an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, khi triển khai ra diện rộng hơn (70 xã) thì xuất hiện rất nhiều vấn đề cần quan tâm về an ninh trật tự.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn ấy, ngày 20/1/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định số 271 QĐ/UBND phê duyệt “Đề án công tác công an thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020”. Ngày 4/4/2012, Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh tổ chức triển khai đề án 271 đến toàn lực lượng công an chính quy và 70 cán bộ xã của 70 xã điểm xây dựng nông thôn mới. Nội dung của đề án 271 có ba phần gồm: Tình hình liên quan đến triển khai đề án; mục tiêu thực hiện và nhiệm vụ giải pháp. Bài viết này xin được đề cập đến khía cạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Rõ ràng là chương trình xây dựng nông thôn mới đang đặt ra những vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua thử thách cam go. Xây dựng nông thôn mới cũng là một cuộc cách mạng; Trong đó cách mạng về tư tưởng vẫn là nhiều khó khăn nhất. Thực tiễn khi triển khai đến 70 xã xây dựng nông thôn mới, đã bắt đầu bộc lộ những yếu tố về an ninh trật tự và có quan điểm cho rằng: Nếu không kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến phức tạp về an ninh nông thôn. Dự báo đó là hoàn toàn có cơ sở khi các xã đang cần đẩy nhanh tiến độ “dồn điền đổi thửa”, chỉnh trang đồng ruộng... đều phải thuê máy xúc làm cho kịp tiến độ. Không có tiền vẫn làm và cải cách “đơm đó ngọn tre” đã dẫn đến hệ lụy có xã làm nông thôn mới đang nợ tới 14 tỷ đồng.
Ở huyện Kiến Xương, theo Đại tá Nguyễn Viết Ngọc (Trưởng Công an huyện) cho rằng: Xây dựng NTM là việc lớn, có rất nhiều việc, trong đó việc dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá của cả quá trình xây dựng nông thôn mới. Theo ông thì việc này không mới, nhưng lại khó khăn phức tạp. Từ thực tế ở Kiến Xương việc dồn điền đổi thửa đã nảy sinh một số vấn đề đáng quan tâm, phải chú ý tập trung giải quyết, nếu không sẽ phát sinh những vấn đề về an ninh trật tự như: cán bộ ở các thôn trình độ năng lực, sức khỏe và trách nhiệm chưa đáp ứng yêu cầu; việc đề ra phương án dồn điền đổi thửa và thực hiện phương án là khâu phức tạp, phải được sự đồng thuận của tất cả nhân dân mới làm được. Kinh nghiệm của công an Vũ Thư, khi tỉnh chọn xã Nguyên Xá là một trong 8 điểm chỉ đạo, Đại tá Nguyễn Văn Hưng (Trưởng Công an huyện) cho rằng: Triển khai xây dựng NTM ở cơ sở, nhất là giai đoạn dồn điền đổi thửa, phải bám sát các nội dung của tiêu chí “giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn mới”. Chủ động phòng ngừa xã hội, quản lý chặt chẽ các đối tượng, làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Lực lượng công an đã phát hiện, tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời một số kiến nghị, thắc mắc, mẫu thuẫn của quần chúng trong quá trình triển khai thực hiện, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện Đại tá Nguyễn Văn Tám (Trưởng Công an huyện Đông Hưng) khẳng định: Quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Một số bộ phận nhân dân có đất bị thu hồi không thống nhất quy hoạch, muốn giữ lại diện tích đất được chia trước đây ở gần trục đường giao thông, gần trung tâm hoặc những khu đất tốt có giá trị sinh lợi cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp... lợi dụng vấn đề này một số đối tượng khiếu kiện đã kích động, lôi kéo quần chúng khiếu kiện, gây khó khăn cho việc thảo luận lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo đề án xây dựng nông thôn mới.
Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch ở 18 xã, công an huyện đã tập trung làm tốt công tác nắm tình hình, xác định nguyên nhân phức tạp... tham mưu cấp ủy, chính quyền huyện, xã có giải pháp tuyên truyền vận động nhân dân thấu hiểu các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, Bộ tiêu chí Quốc gia... đồng thời, tham mưu giúp ban chỉ đạo khảo sát đánh giá thực trạng tình hình nông thôn mới; tổ chức họp dân thảo luận công khai quy hoạch kết hợp vận động hộ cá biệt, tạo sự đồng thuận thống nhất từ trong đảng đến quần chúng... Vì vậy, đến nay ở Đông Hưng 43/43 xã đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm, hệ thống giao thông thủy lợi. 15/18 xã đã hoàn thành dồn điền đổi thửa, hầu hết các hộ dân đều thống nhất góp quỹ đất để mở rộng bờ vùng, bờ thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Công an huyện chỉ đạo và phân công lực lượng tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quy hoạch, phương án dồn điền đổi thửa và huy động nguồn lực tài chính để xây dựng hạ tầng cơ sở, giúp cấp ủy, chính quyền tập trung tháo gỡ, giải quyết ngay từ cơ sở thôn.
Ở góc độ an ninh kinh tế, trưởng phòng PC46 – Tô Cường phân tích: Xây dựng NTM liên quan đến nhiều chuyên ngành, khối lượng công việc nhiều, chủ yếu giao cho cơ sở quản lý... Trong khi đó, đội ngũ cán bộ thực hiện năng lực, trình độ quản lý kinh tế hạn chế, nên lúng túng trong triển khai thực hiện, thậm chí làm trái, tham ô. Quá trình xây dựng NTM sẽ có hàng loạt doanh nghiệp vào xây dựng cơ sở hạ tầng hay trực tiếp đầu tư, thực hiện các dự án “đổi đất lấy công trình”, đầu tư máy móc để phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp... Vì lợi nhuận sẽ có doanh nghiệp lợi dụng sơ hở trong quản lý kinh tế, sơ hở trong cơ chế chính sách để làm sai, làm trái, gây thiệt hại cho dân và cho tiến trình xây dựng NTM.
Ông khẳng định rằng: Công tác quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp đối với Thái Bình, luôn chiếm tỷ lệ đơn, thư khiếu nại, tố cáo nhiều nhất. Quá trình xây dựng NTM, đồng nghĩa với việc phải dịch chuyển chủ sở hữu, phân chia lại quyền sử dụng đất. Trong khi đó, phần lớn số cán bộ xã không được đào tạo bài bản trong quy hoạch quản lý đất đai nên rất dễ xảy ra sai sót. Xuất phát từ dự báo trên, để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm kinh tế và chức vụ, lợi dụng việc triển khai xây dựng NTM ở cơ sở... Ông Tô Cường nêu ba giải pháp để các nhà quản lý, cơ quan chuyên môn quan tâm nghiên cứu như: Có kế hoạch tiến hành điều tra cơ bản theo từng giai đoạn; phải nắm chắc quỹ đất xây dựng NTM ở cấp xã; nắm việc sử dụng vốn NSNN cấp cho các hạng mục xây dựng NTM, vốn đóng góp của dân; theo quy định xây dựng NTM, UBND các xã là chủ đầu tư, kinh nghiệm quản lý kinh tế, giám sát xây dựng hạn chế... Do vậy, chất lượng công trình tiềm ẩn không bảo đảm và thất thoát nguồn vốn... Lực lượng cảnh sát kinh tế công an các huyện, thành phố phải nắm chắc các cá nhân, đơn vị vào xây dựng các công trình như: Đơn vị nào đủ năng lực, đơn vị nào không đủ năng lực để có giải pháp quản lý chặt chẽ.
Từ bức tranh toàn cảnh ấy, đề án 271 “Công tác công an thực hiện chương trình xây dựng nông mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020”, đã đề cập đến 3 chỉ tiêu phấn đấu gồm: 3 có, 5 không và 4 giảm. Mục tiêu được phân kỳ theo lộ trình như sau: Đến năm 2013 có 40/70 xã đạt 3 chỉ tiêu về an ninh trật tự, trong đó 8 xã điểm giai đoạn 2009 – 2013; 32 xã còn lại đạt 2 chỉ tiêu (1 và 2 về ANTT). Đến năm 2015, 70 xã điểm /267 xã đạt 3 chỉ tiêu, 80% số xã còn lại đạt 2 chỉ tiêu. Đến năm 2020, 95% số xã trở lên đạt cả 3 chỉ tiêu về an ninh trật tự (3 có, 5 không, 4 giảm). Để đạt mục tiêu trên, đề án nêu 6 nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của lực lượng công an và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ ANTT, xây dựng NTM. Tăng cường đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch giữ vững ổn định chính trị ngay từ địa bàn cơ sở; tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ANTT ở địa bàn nông thôn, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn kết với cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và tăng cường nguồn lực, bảo đảm thực hiện đề án.
Đề án: “Công tác Công an thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới” là hành động thiết thực của công an Thái Bình chung sức cùng cả nước, cả tỉnh xây dựng nông thôn mới trong sự bình yên.
Phạm Viết Thanh
(Bài dự thi)
Tin cùng chuyên mục
- Nguyên Xá Chặng đường xây dựng nông thôn mới sắp tới đích 23.08.2012 | 14:23 PM
- Kinh nghiệm dồn điển đổi thửa và huy động nguồn lực xây dựng hạ tầng NTM ở Nam Thanh 23.08.2012 | 14:45 PM
- Kết quả bước đầu sau dồn điền đổi thửa ở Đông Quý 22.06.2012 | 10:41 AM
- Gương sáng vợ liệt sĩ 11.06.2013 | 08:11 AM
- Phụ nữ Đông HoàngTích cực đưa giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất 11.03.2013 | 08:50 AM
- An ĐồngDấu ấn sức dân trên những con đường nông thôn 23.09.2013 | 08:47 AM
- Nam CườngChặng đường nước rút để thành xã nông thôn mới 16.09.2013 | 09:47 AM
- Thống Nhất nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân 08.12.2015 | 09:37 AM
- Xây dựng nông thôn mới ở Thái Thụy:Chậm... do đâu? 14.06.2012 | 13:47 PM
- Đông HưngNguyên nhân chậm tiến độ trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới 14.06.2012 | 15:05 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024