Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủy lợi
Tham gia ý kiến về dự án Luật, đại biểu Phạm Văn Tuân (Ðoàn Thái Bình) cho rằng: Trong suốt nhiều thập kỷ qua, nhờ sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhất là phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu suất sử dụng và cải tạo đất, cải tạo môi trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Tuân cho rằng, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi hiện vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Trước hết là chính sách đầu tư chưa hợp lý, chú trọng đầu tư xây dựng công trình mới mà chưa quan tâm nhiều đến nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống cũ nên thiếu đồng bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Nhiều hệ thống công trình thủy lợi lớn được xây dựng xong công trình đầu mối, kênh chính nhưng còn thiếu công trình điều tiết nước, kênh mương nội đồng nên chưa khai thác hết năng lực theo thiết kế. Thể chế, chính sách và phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi chậm đổi mới theo cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý mang tính “nửa thị trường, nửa bao cấp”, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong khi quản lý sản xuất của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp, không tạo ra động lực thúc đẩy phát triển. Quản lý sản xuất bằng phương thức giao kế hoạch, theo cơ chế bao cấp dẫn đến tư tưởng dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước. Chính sách trợ cấp qua giá đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, khó kiểm soát và kém hiệu quả, gây ra việc sử dụng nước lãng phí. Chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân theo hình thức gián tiếp không gắn kết được trách nhiệm doanh nghiệp với nông dân, với vai trò là người hưởng lợi. Phân cấp quản lý chưa phù hợp nên hầu hết các công trình thủy lợi đều do doanh nghiệp nhà nước quản lý, không tạo được sân chơi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia nên chưa huy động được sức mạnh của các tổ chức, cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước và của nhân dân, đặc biệt là người hưởng lợi từ công trình thủy lợi.
Ðể bảo đảm tính khả thi của Luật, đại biểu Phạm Văn Tuân đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ một số quy định như: điều kiện năng lực của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền quyết định việc chuyển giao công trình thủy lợi; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; điều kiện, tiêu chí lựa chọn đơn vị khai thác dịch vụ thủy lợi; tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các quy định trong dự thảo Luật để chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Tài nguyên nước, Luật Ðê điều… nhằm bảo đảm tính thống nhất cao trong hệ thống pháp luật.
Ngoài những nội dung trên, đại biểu tham gia cụ thể vào 3 nội dung:
Thứ nhất, về yêu cầu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, cần rà soát lại các quy định này trong pháp luật về đầu tư, đầu tư công, pháp luật về xây dựng…, tránh tình trạng chồng chéo, mỗi ngành lại có một quy định riêng, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật. Bổ sung quy định về yêu cầu đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cho hợp lý, đặc biệt là những công trình thủy lợi có phạm vi ảnh hưởng lớn như hồ chứa nước, cống ngăn mặn, giữ nước ngọt, công trình phục vụ thoát lũ và điều tiết nước mặn, nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Quy định rõ thẩm quyền, trình tự thủ tục phê duyệt dự án đầu tư đối với công trình thủy lợi lớn; tiêu chí phân loại công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ…, điều kiện đối với nhà thầu xây dựng công trình thủy lợi theo phân loại, phân cấp công trình.
Thứ hai, về tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đề nghị nghiên cứu mô hình đầu tư xây dựng, khai thác công trình thủy lợi theo hướng đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - quản trị công. Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thiết yếu và giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý, khai thác để nâng cao trách nhiệm của chủ quản lý với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi, tách bạch chức năng quản lý nhà nước với quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba, về tài chính cho thủy lợi, cần quy định chuyển đổi cơ chế từ thu “thủy lợi phí” sang “giá dịch vụ thủy lợi” để bảo đảm hiệu quả khai thác, sử dụng nước, giảm gánh nặng bao cấp từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Việc thay đổi này là phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường, làm thay đổi nhận thức của xã hội, người dân và chủ thể về công tác thủy lợi, góp phần sử dụng hiệu quả, hợp lý công trình thủy lợi, giúp người sử dụng dịch vụ nước từ công trình thủy lợi hiểu rõ bản chất dịch vụ này là hàng hóa, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ các công trình thủy lợi cũng như sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, đây là quy định mới, chính sách mới, ảnh hưởng nhiều đến người dân, do đó đề nghị cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ về tính khả thi của chính sách, lộ trình áp dụng giá dịch vụ thủy lợi thế nào, đánh giá về sự ủng hộ của nhân dân khi tính giá dịch vụ thủy lợi được thực hiện ra sao. Ðồng thời, cần có quy định phân loại khi áp dụng giá dịch vụ thủy lợi và cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, tranh thủ sự ủng hộ của người dân khi Luật được ban hành.
Vũ Sơn Tùng
(Văn phòng Ðoàn ÐBQH tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XVQuốc hội thảo luận về các dự án luật 29.10.2024 | 16:53 PM
- Giám sát chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Sở Thông tin và Truyền thông 23.10.2024 | 17:07 PM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khảo sát tình hình triển khai, thi hành Luật Khoáng sản 18.09.2024 | 18:55 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- HĐND huyện Kiến Xương: Tổ chức kỳ họp chuyên đề bầu Chủ tịch UBND huyện 12.08.2024 | 15:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- HĐND huyện Tiền Hải: Tổ chức kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất 14.06.2024 | 21:04 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất