Chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do tác động của bão số 2
Chiều ngày 10/8, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã họp về công tác dự báo cơn bão số 2.
Tại cuộc họp Lãnh đạo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đã báo cáo về công tác dự báo cơn bão số 2 từ khi bão còn là vùng thấp, thấp nhiệt đới đến khi phát triển thành bão ngay trên khu vực Biển Đông.
Hồi 13 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 220km về phía Đông, cách Quảng Ninh khoảng 250km về phía Đông Nam, cách Nam Định 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 01 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Nhận định về tình hình lũ, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia cho biết, từ đêm nay (10/8) đến ngày 12/8, trên các sông suối thuộc khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-5m, ở hạ lưu từ 1-3m. Đỉnh lũ trên các sông nhỏ, thượng lưu các sông khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức báo động 1-báo động 2; các sông nhỏ ở Thanh Hóa lên mức báo động 1 và trên báo động 1.Mực nước đỉnh lũ hạ lưu các sông chính ở dưới mức báo động 1.
Trong 12h tới, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) và Bắc Sơn, TP. Lạng Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn). Trong 24h tới, nguy cơ sạt lở đất tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Nghệ An. Nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các đô thị thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Văn Bảy cho biết, bão số 2 là cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc khu vực phụ trách của Đài. Đài đã có công văn chỉ đạo các đơn vị dự báo, quan trắc, chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị dự báo. Hầu hết các đơn vị đã đưa các bản tin phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo ứng phó của các địa phương.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường, cơn bão có cường độ và hướng di chuyển phức tạp, do đó, cần theo dõi kỹ khi bão vào Vịnh Bắc Bộ. Bão có cường độ và hướng di chuyển phức tạp, do đó, cần theo dõi kỹ khi bão vào Vịnh Bắc Bộ. Lượng mưa của bão khoảng 100-200mm trong khoảng 3-4h, sau đó, mưa giảm dần, cường độ này gây nguy hiểm cho khu vực Đông Bắc. Đặc biệt chú ý đến lượng mưa sau bão, có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc qua Thanh Hóa.
Ông Hoàng Đức Cường cũng lưu ý, cần thêm vào bản tin bão thông tin riêng về gió giật mạnh, lượng mưa đối với thủ đô Hà Nội của bão khoảng 100-200mm trong khoảng 3-4h, sau đó, mưa giảm dần, cường độ này gây nguy hiểm cho khu vực Đông Bắc. Đặc biệt chú ý đến lượng mưa sau bão, có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc qua Thanh Hóa. Ông Hoàng Đức Cường cũng lưu ý cần thêm vào bản tin bão thông tin riêng về gió giật mạnh, mưa đối với thủ đô Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành bày tỏ thống nhất với ý kiến của các chuyên gia, đồng thời, lưu ý đơn vị dự báo ở Trung ương và địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, các ngành và người dân quan tâm, chú ý đến đặc điểm, tác động của cơn bão nhằm cảnh giác chủ động phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do tác động của bão như: gió mạnh, sóng lớn trên biển; gió giật mạnh trong cơn dông; mưa lớn cục bộ trên đất liền; nguy cơ gây lũ lụt, ngập úng ở các khu đô thị; lũ quét, sạt lở ở các tỉnh vùng núi trung du...
Thứ trưởng đặc biệt yêu cầu Tổng cục KTTV cần tập trung nhân lực chuyên gia giỏi trong và ngoài ngành tăng cường thảo luận, tăng cường ứng trực sau bão để phục vụ dự báo định lượng mưa sát thực hiệu quả, cảnh báo kịp thời nguy cơ lũ quét, sạt lở đất nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân và phát triển kinh tế các khu vực trọng điểm./.
Theo ĐCSVN
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 07.06.2024 | 18:53 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn