Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ với tư duy tầm nhìn chiến lược để tạo bước phát triển đột phá
Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương trong Vùng.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Hội nghị này là bước tiếp theo rất quan trọng và hết sức cần thiết để cơ quan lập quy hoạch tiếp tục lắng nghe ý kiến tham gia để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch vùng với quan điểm “chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng, hướng tới phát triển vùng nhanh và bền vững” nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” phát triển của vùng trong thời gian vừa qua và đề ra mục tiêu, phương án phát triển cũng như giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Cũng theo Bộ trưởng, quy hoạch vùng đã nhận diện rõ nét vai trò, vị thế của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển chung của đất nước; xác định rõ các cơ hội, động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển đột phá của vùng trong thời kỳ tiếp theo.
Các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết của Quy hoạch vùng đã bám sát Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội và các Nghị quyết khác của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội đối với vùng và các địa phương trong vùng.
Quy hoạch vùng đã xác định các định hướng về đổi mới mô hình tăng trưởng; các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển như: ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, ưu tiên phát triển công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, phát triển trung tâm tài chính quốc tế.
Quy hoạch vùng đã định hướng rõ việc tổ chức không gian phát triển gắn với 3 tiểu vùng; 6 hành lang kinh tế và vành đai công nghiệp-đô thị-dịch vụ; 2 hành lang xanh-sinh thái gắn với các lưu vực sông; vùng động lực quốc gia với Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng; định hướng phát triển và tổ chức không gian các ngành có lợi thế của vùng; định hướng phát triển hệ thống đô thị-nông thôn và các đô thị quan trọng của vùng.
Quy hoạch vùng còn xác định không gian phát triển gắn với lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và xử lý các vấn đề môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước mang tính liên tỉnh, liên vùng, việc bố trí các không gian phát triển nêu trên tạo cơ hội và tiền đề để phát triển vùng nhanh và bền vững gắn với phát huy tối đa lợi thế của các địa phương trong vùng.
Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng của vùng tập trung vào việc phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường sắt đô thị liên tỉnh, hệ thống cảng biển; hạ tầng thông tin-truyền thông; phát triển các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu du lịch; đề xuất việc phân bố lại không gian sản xuất công nghiệp; phát triển đô thị hiện đại gắn với việc khai thác không gian ngầm tại các đô thị lớn; phát triển dịch vụ logistics, du lịch.
Quy hoạch vùng đã xác định danh mục dự án quan trọng của vùng; đề xuất, gợi mở các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng trên các lĩnh vực trọng tâm như thúc đẩy phát triển hạ tầng, và nâng cao hiệu quả phát triển dọc theo các hành lang kinh tế, lưu vực sông…
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, quy hoạch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, quy hoạch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch, kế hoạch phải đi trước một bước với tư duy, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn thách thức của một cơ quan đơn vị, vùng, tỉnh, đất nước; quy hoạch phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của một vùng, tỉnh, đất nước...
"Hiện nay, Luật Quy hoạch là một luật khó nhưng với quyết tâm của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã ban hành được Luật này; đến nay, chúng ta đã có 107/111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã được hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt, đạt 96,6%. Điều này cho thấy việc triển khai lập và hoàn thiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ trong thời điểm này có thuận lợi nhằm cụ thể hoá tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết phát triển Vùng và quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành liên quan Vùng; cụ thể hóa việc bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia trên địa bàn, triển khai các dự án mang tính kết nối quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên ngành", Thủ tướng đánh giá.
"Trên cơ sở đó, chúng ta phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược để tạo phát triển đột phá vùng Đông Nam Bộ - là khu vực năng động nhất, trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước, động lực và cực tăng trưởng. Ở đây có cả thuận lợi và cả khó khăn, vấn đề là chúng ta phải phát huy tối đa thuận lợi, hoá giải khó khăn, vướng mắc, tạo động lực mới cho vùng Đông Nam Bộ, khai thác tối đa thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững của khu vực. Chúng ta phải rà soát, nhận biết, đánh giá đúng tình hình thực tiễn, quy luật phát triển, đúng mong muốn, ý chí", Thủ tướng chỉ đạo.
Chúng ta phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược để tạo phát triển đột phá vùng Đông Nam Bộ - là khu vực năng động nhất, trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước, động lực và cực tăng trưởng. Ở đây có cả thuận lợi và cả khó khăn, vấn đề là chúng ta phải phát huy tối đa thuận lợi, hoá giải khó khăn, vướng mắc, tạo động lực mới cho vùng Đông Nam Bộ, khai thác tối đa thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững của khu vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính |
Hội nghị này là bước tiếp theo rất quan trọng và hết sức cần thiết để cơ quan lập quy hoạch tiếp tục lắng nghe ý kiến tham gia để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch vùng.
Thủ tướng hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng, vừa là cơ quan thẩm định quy hoạch với công việc nhiều, khó nhưng nhân lực ít, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng đã nỗ lực với sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan.
Thủ tướng cho rằng quy hoạch vừa phải đúng, kịp thời, đồng thời phải nâng cao chất lượng, phát huy tối đa trí tuệ con người. Chúng ta đang xây dựng 3 trụ cột là Nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với quan điểm xuyên suốt con người là trung tâm, chủ thể, là động lực, mục tiêu của sự phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; tư tưởng này phải được đưa vào quy hoạch, dựa vào nguồn lực con người, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để coi đây là động lực chính để phát triển.
"Quy hoạch phải bắt kịp xu thế của thế giới, các ngành mới nổi như công nghệ số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh nhưng phải phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta, phù hợp khu vực Đông Nam Bộ, phù hợp truyền thống lịch sử, văn hoá hào hùng của vùng Đông Nam Bộ; khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, lợi thế con người. Khi làm được điều này, các nhà đầu tư vào triển khai chương trình, kế hoạch chiến lược của họ phù hợp với chiến lược của chúng ta. Điều này góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn lực đầu tư trong xã hội", Thủ tướng yêu cầu.
Quy hoạch phải bắt kịp xu thế của thế giới, các ngành mới nổi như công nghệ số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh nhưng phải phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta, phù hợp khu vực Đông Nam Bộ, phù hợp truyền thống lịch sử, văn hoá hào hùng của vùng Đông Nam Bộ; khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, lợi thế con người. Thủ tướng Phạm Minh Chính |
Thủ tướng mong các đại biểu tập trung tối đa trí tuệ, đóng góp ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề, bảo đảm quy hoạch phải khả thi khi đi vào thực hiện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng yêu cầu cần quán triệt, bám sát và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm; bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; kết nối với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh với tinh thần kiến tạo phát triển, liên kết vùng, quy hoạch phải mở để khi có biến động, vận dụng linh hoạt nhưng không vướng mắc; phải có nguồn lực để tổ chức thực hiện quy hoạch khoa học, hiệu quả; bám sát thực tiễn để thực hiện quy hoạch khả thi, triển khai bài bản, hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ, phải làm sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Vùng đối với quốc gia gồm các lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, từ đó tìm ra tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các vùng, phát hiện các mâu thuẫn, tồn tại của Vùng, từ đó có giải pháp hóa giải.
Thủ tướng nhấn mạnh vai trò, vị trí, tiềm năng của vùng Đông Nam Bộ, đủ điều kiện cần để phát triển thành trung tâm, đầu tàu, mô hình mẫu về phát triển kinh tế-xã hội đất nước; Vùng phải là một trung tâm lớn nhất về kinh tế-xã hội của đất nước. Chúng ta phải chỉ ra và phát hiện ra vấn đề là tại sao, Vùng lại chưa phát triển được như vậy? Thủ tướng cho rằng, tiềm năng thì lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; hạ tầng chiến lược chưa tương xứng sự phát triển, tiềm năng của Vùng.
Về cách tiếp cận, tư duy, phương pháp luận là như thế nào? Theo Thủ tướng, chúng ta phải chọn cách tiếp cận đột phá chứ không phải là cách tiếp cận tịnh tiến, đột phá về tư duy, tầm nhìn chiến lược lâu dài, bám sát thực tiễn, dựa vào 3 trụ cột chính về con người, thiên nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử; con người là trung tâm, thiên nhiên là nền tảng, văn hoá truyền thống lịch sử là động lực.
Về huy động nguồn lực, Thủ tướng yêu cầu kết hợp hài hoà nguồn lực bên trong và bên ngoài; nguồn lực bên trong là cơ bản, quyết định, nguồn lực bên ngoài là đột phá. Về mục tiêu, Thủ tướng yêu cầu chọn mục tiêu phát triển cao, không thể chọn phương án trung bình; đi theo đó là phải có lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực, cơ chế, chính sách, cách tổ chức thực hiện. Về cơ cấu kinh tế, Thủ tướng khẳng định cần phát triển nhanh và bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, con người là động lực đột phá, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch là trọng tâm; phát triển kinh tế nông nghiệp trong đó coi trọng nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao với tinh thần nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh.
Về kết nối, Thủ tướng nêu rõ cần có kết nối kinh tế, giao thông, an ninh quốc phòng, các nguồn tài nguyên: phải phát triển mạnh cả 5 phương thức giao thông; lấy giao thông hàng không và giao thông thuỷ là kết nối quốc tế; các phương thức còn lại là kết nối nội địa; kết nối nền kinh tế của Vùng với Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, bổ trợ và thúc đẩy nhau; kết nối quốc tế với Lào, Campuchia và ASEAN; kết nối với nền kinh tế cả nước; kết nối các trung tâm kinh tế lớn; kết nối liên thành phố quốc tế, thúc đẩy giao lưu nhân dân; kết nối về an ninh quốc phòng với Lào, Campuchia và ASEAN; kết nối liên quan an ninh nguồn nước, chống biến đổi khí hậu của Tiểu vùng sông Mekong.
Coi trọng huy động nguồn lực đa dạng của Trung ương và địa phương, tư nhân, hợp tác công tư; cơ chế, chính sách chính là nguồn lực với việc năng động, sáng tạo, linh hoạt; sử dụng vốn vay để tập trung phát triển hạ tầng, đi vào những dự án lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
Về các dự án lớn, Thủ tướng nêu rõ, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế gồm Cái Mép và Cần Giờ chứ không phải cảng Cái Mép riêng, cảng Cần Giờ riêng mà phải hình thành trung tâm logistics lớn của quốc tế; về việc này, cần tổ chức hội thảo lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học nhưng cần phải hiểu rằng, chờ được đồng thuận toàn bộ thì khó có đột phá. Muốn có sự đổi mới thì phải vượt lên sự bình thường. Vấn đề là chúng ta làm những gì có lợi cho dân, cho nước.
Về vấn đề môi trường, đối với Cần Giờ, theo Thủ tướng, nền kinh tế của chúng ta đủ sức và có nhiều công nghệ, kinh nghiệm do đó khi phát triển cảng Cần Giờ thì phải bảo đảm giữ gìn môi trường.
Tăng cường giao thông xanh, phát triển dự án trung tâm tài chính quốc tế; hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt kết nối khu vực; nỗ lực đưa vào sử dụng sân bay Biên Hoà; tăng cường phối hợp giữa các tỉnh trong vùng, giữa các vùng, giữa các bộ, ngành; giữa các trung tâm lớn của thế giới cần chặt chẽ hơn.
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch phải bài bản, lớp lang, có trọng tâm, trọng điểm, có cơ chế, chính sách thực hiện với tinh thần là cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý phải thông minh. Quy hoạch phải kết nối với các quy hoạch cao hơn và phù hợp với các quy hoạch thấp hơn.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 07.06.2024 | 18:53 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật