Kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024) Chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp tục soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Hòng thực hiện âm mưu làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu các thế lực thù địch tập trung thực hiện chính là đòi xóa bỏ sự lãnh đạo duy nhất, trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam.
Xuất phát từ lập trường duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đúng là chính trị là sự phản ánh kinh tế, kinh tế quyết định chính trị, sự biến đổi của đời sống chính trị suy cho cùng bắt nguồn từ sự biến đổi của đời sống kinh tế. |
Ðể thực hiện mục tiêu này, các đối tượng tuyên truyền luận điệu: Ðảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng mà theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì chính trị nảy sinh trên cơ sở kinh tế, phản ánh kinh tế và chính trị do kinh tế quyết định. Bởi vậy theo họ, ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đang thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu cho nên theo quy luật kinh tế quyết định chính trị thì Việt Nam phải tiến hành đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chỉ có thực hiện đa nguyên, đa đảng đại diện cho lợi ích của các giai cấp, lực lượng khác nhau trong xã hội thì mới thật sự bảo đảm dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ðây là sự xuyên tạc vô căn cứ và cũng không đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Xuất phát từ lập trường duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đúng là chính trị là sự phản ánh kinh tế, kinh tế quyết định chính trị, sự biến đổi của đời sống chính trị suy cho cùng bắt nguồn từ sự biến đổi của đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, về vấn đề này V.I.Lênin khẳng định: "Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế"; "chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại".
Ở đây, V.I.Lênin đã chỉ rõ rằng: chính trị phản ánh kinh tế và xét đến cùng do kinh tế quyết định nhưng chính trị không phải là tấm gương soi của kinh tế theo nghĩa kinh tế có gì thì chính trị phải có cái đó. Nghĩa là chính trị không phản ánh tất cả những quan hệ vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp của kinh tế mà chỉ phản ánh những quan hệ đặc trưng cốt lõi nhất của kinh tế, đó chính là quan hệ sản xuất mà trung tâm nhất là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Do đó, khi nhìn vào bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào thì căn cứ vào quan hệ sản xuất thống trị và quan hệ sở hữu thống trị, chi phối trong kinh tế, chúng ta có thể nhận diện rõ bản chất chế độ chính trị của quốc gia đó là như thế nào. Theo đó, một nền kinh tế do chế độ sở hữu tư nhân thống trị và chi phối (thiểu số giai cấp thống trị nắm trong tay những tư liệu sản xuất vật chất chủ yếu trong xã hội) thì tất yếu không thể có một nền chính trị thật sự dân chủ dành cho mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội mà đó chỉ là nền dân chủ dành cho thiểu số giai cấp thống trị. Ngược lại chỉ khi nào chế độ công hữu giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong nền kinh tế (mọi giai tầng cùng nhau sở hữu những tư liệu sản xuất vật chất chủ yếu) thì mới có cơ sở để xây dựng một chế độ chính trị thật sự dân chủ cho tất cả mọi giai cấp, tầng lớp, mọi người dân trong xã hội.
Từ đây, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã luận chứng cho việc muốn có một nền dân chủ thật sự tiến bộ dành cho tất cả mọi giai tầng trong xã hội thì nhất định phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chừng nào chưa làm được điều này thì sẽ không làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị dù nó có tồn tại dưới hình thức nào đi chăng nữa.
Từ luận điểm của V.I.Lênin soi chiếu vào thực tiễn Việt Nam thời kỳ đổi mới có thể thấy: bước sang thời kỳ đổi mới Ðảng ta chủ trương khôi phục lại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu và coi đây là đặc trưng xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ðiều này được khẳng định ngay từ Ðại hội VI (1986) - Ðại hội đánh dấu đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của Ðảng: "coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ".
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý ở đây là các thành phần kinh tế Việt Nam không phát triển tự do mà phát triển theo định hướng chung - định hướng xã hội chủ nghĩa với sự chi phối của chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu và vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước. Chủ trương này được thể hiện nhất quán ngay từ những nhiệm kỳ Ðại hội đầu của thời kỳ đổi mới: Ðại hội VII: "thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa"; Ðại hội VIII: "phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Và ngay tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Ðảng ta thông qua tại Ðại hội VII năm 1991 cũng chỉ rõ một trong 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam xây dựng đó là: "Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Do đó, mô hình kinh tế tổng quát mà Việt Nam lựa chọn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc trưng cơ bản: gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước đi, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển, bảo đảm kết quả tăng trưởng kinh tế phải phục vụ cho lợi ích của toàn thể nhân dân vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ðiều này được Ðảng khẳng định rõ trong Văn kiện Ðại hội XIII tổng kết sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước: "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ðó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước".
Như vậy, với một nền kinh tế chung phát triển thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự chi phối của chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu và vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước thì việc có một Ðảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, cách mạng và xã hội - Ðảng Cộng sản Việt Nam - "Ðội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc" - tất yếu vẫn đi theo quy luật kinh tế quyết định bản chất của chế độ chính trị như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra và cũng hoàn toàn đúng với quan điểm của V.I.Lênin. Ðồng thời cần phải nhận thức sâu sắc một sự thật rằng, đa nguyên, đa đảng không đồng nhất với dân chủ và nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền không đồng nhất với phản dân chủ như những gì mà các thế lực thù địch vẫn rêu rao, tuyên truyền. Dân chủ hay không, dân chủ đến đâu và nền dân chủ đó dành cho ai, cho một giai cấp hay toàn thể xã hội xét đến cùng vẫn phụ thuộc vào chính bản chất của chế độ kinh tế nhất là chế độ sở hữu như V.I.Lênin đã chỉ rõ.
Từ thực tế có thể thấy, tại nhiều nước tư bản hiện nay đang thực hiện chế độ đa đảng, song ở các nước này, quan hệ sản xuất thống trị vẫn là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chế độ sở hữu chi phối vẫn là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nghĩa là thiểu số giai cấp tư sản thống trị vẫn nắm trong tay những tư liệu sản xuất vật chất chủ yếu trong xã hội. Do đó, tương ứng với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì nền chính trị ở các nước tư bản không thể trở thành nền chính trị dân chủ dành cho các giai tầng trong xã hội mà đó chỉ là nền dân chủ tư sản dành cho giai cấp cầm quyền trong xã hội, và tất yếu dù có nhiều đảng phái chính trị cùng tồn tại nhưng đảng cầm quyền, nắm quyền quyết định vẫn là đảng của giai cấp tư sản. Và tất yếu, trên cơ sở của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhà nước tư sản cũng không có cơ sở trở thành nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân như nhiều học giả tư sản hiện nay vẫn khẳng định mà suy cho cùng nhà nước đó cũng chỉ chủ yếu đại diện cho quyền, lợi ích của giai cấp tư sản.
Ðối với Việt Nam, mặc dù chúng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu nhưng trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chế độ công hữu giữ vai trò chi phối, do đó, tương ứng với chế độ sở hữu như vậy, Việt Nam mới có cơ sở để xây dựng nền dân chủ thật sự tiến bộ cho tất cả mọi người - nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, có cơ sở để xây dựng nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ những phân tích trên có thể khẳng định tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, tư tưởng của V.I.Lênin nói riêng vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng toàn Ðảng và toàn thể nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục soi sáng, dẫn lối cho cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 07.06.2024 | 18:53 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật