Kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (6/5/1951 - 2014) Vững bước thời hội nhập
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với nhiệm vụ chủ yếu là phát hành giấy bạc ngân hàng và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất.
Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, từ những cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ đến công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng Thái Bình vẫn luôn vững bước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước nói chung, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình nói riêng.
Những năm qua, bám sát định hướng của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã triển khai kịp thời cơ chế, chính sách, định hướng, chỉ đạo hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh, triển khai nhiều chương trình hành động, đề tài khoa học, đề án hoạt động, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm tháo gỡ khó khăn…, tạo hành lang, môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển.
Ðến nay, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh có Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ có 17 ngân hàng và 85 quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức tín dụng đã thành lập 9 chi nhánh loại III, 78 phòng giao dịch, 9 quỹ tiết kiệm, 48 quỹ tín dụng nhân dân mở rộng địa bàn hoạt động sang 72 xã liền kề và 285 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Mở rộng mạng lưới hoạt động, nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh qua các năm, đến 31/3/2014, nguồn vốn huy động toàn ngành đạt trên 24.000 tỷ đồng, tăng 23,7% so cùng kỳ năm 2013, tăng 11,1% so 31/12/2013, tăng 105,5% so với 31/12/2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2013 đạt 24%/năm. Những năm gần đây, tình hình kinh tế cả nước nói chung, Thái Bình nói riêng gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm sút do chi phí sản xuất tăng cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.
Hoạt động giao dịch của Ngân hàng Hàng Hải Chi nhánh Thái Bình.
Chia sẻ khó khăn với nền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn chủ động triển khai các giải pháp tăng cường đầu tư tín dụng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Ðến 31/3/2014, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 34.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với 31/12/2013, tăng 103% so với 31/12/2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2010 - 2013 là 16,3%/năm. Cơ cấu đầu tư luôn được điều chỉnh theo đúng định hướng của ngành, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 58,1%, trung và dài hạn chiếm 41,9%.
Hoạt động trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp, ngành Ngân hàng luôn đặt trọng tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh đến 31/3/2014 đạt trên 11.500 tỷ đồng, chiếm 44,6% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm có giá trị như lúa thơm, lợn sữa, lợn hướng nạc, nuôi tôm, cua, ngao, cá vược, cá rô phi đơn tính, trồng cây rau màu phục vụ xuất khẩu…, các mô hình trang trại, gia trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tạo ra giá trị kinh tế cao, nâng cao đời sống người nông dân, xây dựng nông thôn mới.
Song song với đầu tư nông nghiệp, nông thôn, ngành Ngân hàng tập trung cho vay phát triển doanh nghiệp, dư nợ đạt 12.330 tỷ đồng, tăng 0,9% so với 31/12/2013. Thông qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, duy trì sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nhằm từng bước thực hiện tốt Ðề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, toàn ngành đã lắp đặt 114 máy ATM, 123 thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS), phát hành gần 470.000 thẻ thanh toán với doanh số thanh toán thẻ năm 2013 đạt 4.500 tỷ đồng, thực hiện trả lương qua tài khoản cho gần 1.350 đơn vị với khoảng 80.000 lao động toàn tỉnh.
Cùng với việc phát triển hoạt động, mở rộng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngành Ngân hàng luôn quan tâm công tác an sinh xã hội với hai lĩnh vực chính là tín dụng chính sách và an sinh xã hội. Thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Ðến ngày 31/3/2014, dư nợ cho vay ưu đãi toàn tỉnh đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng 2% so với 31/12/2013, chiếm 6,5% dư nợ cho vay toàn địa bàn.
Ðối với công tác an sinh xã hội, giai đoạn 2010 - 2013, ngành Ngân hàng đã vận động nguồn vốn tài trợ từ Trung ương và đóng góp của cán bộ, người lao động ủng hộ với số tiền gần 140 tỷ đồng, riêng năm 2013 là 65 tỷ đồng, ủng hộ xây dựng các trường học, trạm y tế, nhà tình nghĩa, các công trình thiết bị phúc lợi công cộng cho khu vực nông thôn trong tỉnh. Những hỗ trợ tích cực đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, giúp đổi mới diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Nhìn lại chặng đường 63 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, mặc dù còn nhiều hạn chế cần khắc phục song đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thái Bình. Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành Ngân hàng ngày càng chú trọng mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và cho vay các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng chủ động xây dựng các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của ngành, tiếp tục cùng hệ thống ngân hàng cả nước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Ðinh Ngọc Thạch
Tỉnh ủy viên, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Vũ Thư: Tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 184% dự toán 11.11.2024 | 17:15 PM
- Cục Thuế tỉnh: Khen thưởng 26 doanh nghiệp có thành tích nộp thuế tiêu biểu 23.10.2024 | 14:58 PM
- Thông báo tuyển dụng 13.09.2024 | 10:36 AM
- Thành phố: Dư nợ cho vay ưu đãi tăng 6,35% 11.07.2024 | 17:11 PM
- Sacombank Thái Bình: Góp sức phát triển kinh tế - xã hội 28.04.2024 | 16:45 PM
- Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Đông Hưng đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 12.01.2024 | 17:06 PM
- Năm 2024 phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.700 nghìn tỷ đồng 27.12.2023 | 19:58 PM
- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới, phát triển, hiệu quả 23.08.2023 | 08:17 AM
- Cảnh báo việc mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo 10.08.2023 | 14:30 PM
- Triển khai hoạt động của quỹ TYM tại xã Hồng Tiến 10.07.2023 | 17:42 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024