G7, NATO sẽ tăng sức ép lên Nga, dè chừng Trung Quốc
Một toa xe điện bị hư hỏng tại Kharkiv, Ukraine. Ảnh: REUTERS
AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao ngày 22.6 cho biết các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bavaria (Đức) từ ngày 26-28.6 sẽ công bố các biện pháp mới nhằm gây sức ép lên Nga liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.
“Chúng tôi sẽ đưa ra một loạt các đề xuất cụ thể để gia tăng sức ép đối với Nga”, quan chức này cho biết. Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25.6 sẽ bay đến Đức để cùng với các nhà lãnh đạo của Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G7. Nhóm G7 đang là bên dẫn đầu chiến dịch kinh tế và ngoại giao khốc liệt để cấm vận Nga sau khi nước này khởi động hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Biden sẽ bay đến Madrid (Tây Ban Nha) để dự hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự NATO vào tuần tới.
Theo AFP, Ukraine và Nga dự kiến là chủ đề được thảo luận nhiều trong cả hai cuộc họp trên trong bối cảnh phương Tây đang cân nhắc cách đối phó với tác động thứ cấp lên nền kinh tế của họ từ các lệnh trừng phạt Nga - đặc biệt là việc giá nhiên liệu tăng cao.
"Làm thế nào để chúng ta tăng sức ép tối đa lên chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin? Làm thế nào để chúng ta giảm thiểu tác động ngược của những biện pháp này lên phần còn lại của thế giới? Tôi nghĩ đó sẽ là hướng đi của cuộc thảo luận về thị trường năng lượng và những thách thức của thị trường năng lượng”, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Quan chức này cũng xác nhận rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu tại cả hai hội nghị thượng đỉnh qua cuộc gọi video từ đất nước của ông.
Ngoài xung đột ngày càng sâu sắc với Nga, NATO cũng sẽ lần đầu tiên chính thức coi Trung Quốc là mối lo ngại. Các nhà lãnh đạo NATO sẽ ký tên vào phiên bản mới khái niệm chiến lược của liên minh.
Quan chức Mỹ trên cho biết văn bản này "dự kiến nêu ra những thách thức đến từ Trung Quốc mà chúng ta đang thấy. Đây sẽ là lần đầu tiên tài liệu này nêu ra điều đó. Phiên bản năm 2010 không có những nội dung này".
Theo Thanh Niên
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam