Thứ 5, 14/11/2024, 11:11[GMT+7]

Tăng cường đoàn kết và hội nhập ở Mỹ Latin

Thứ 6, 16/12/2022 | 10:44:53
2,804 lượt xem
Hội nghị cấp cao Liên minh Bolivar cho châu Mỹ-Hiệp định Thương mại của các dân tộc (ALBA-TCP) lần thứ 22 đã khai mạc tại thủ đô La Habana của Cuba. Hội nghị nêu bật vai trò quan trọng của cơ chế hội nhập dựa trên các nguyên tắc đoàn kết, bổ sung và hợp tác, giúp các nước trong khu vực Mỹ Latin vượt qua những thách thức mới.

Ảnh: Prensa Latina.

Hội nghị ALBA-TCP lần này có sự tham dự của Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, cùng nhiều nhà lãnh đạo và đại diện các quốc gia thành viên. Các đại diện quốc gia thành viên trong khối đã nêu bật vai trò của ALBA-TCP trong khu vực.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel nhấn mạnh, nếu không có cơ chế hội nhập dựa trên các nguyên tắc đoàn kết, bổ sung và hợp tác này, Mỹ Latin sẽ rất khó khăn khi đối mặt với các "ngã rẽ mới" như hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát và ít khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, các lực lượng tiến bộ đang tiến lên trong khu vực nhờ kết quả của các cuộc đấu tranh xã hội.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Cuba cũng nêu rõ một thách thức lớn đối với khối này là chủ nghĩa đế quốc không ngừng quấy rối và thúc đẩy các quy trình pháp lý có động cơ chính trị. Các thế lực chính trị liên tục thao túng thực tế, tìm cách để ngăn chặn chiến thắng của lực lượng cánh tả.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel nhấn mạnh, nếu không có cơ chế hội nhập dựa trên các nguyên tắc đoàn kết, bổ sung và hợp tác này, Mỹ Latin sẽ rất khó khăn khi đối mặt với các "ngã rẽ mới" như hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát và ít khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, các lực lượng tiến bộ đang tiến lên trong khu vực nhờ kết quả của các cuộc đấu tranh xã hội.


Được thành lập ngày 14/12/2004 với vai trò, ảnh hưởng của lãnh tụ Cuba Fidel Castro và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, ban đầu tổ chức này có tên gọi là Phương án Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ của chúng ta, trước khi được đổi thành ALBA-TCP vào năm 2006.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, ALBA-TCP gồm 10 thành viên chính thức là Cuba, Venezuela, Bolivia, Nicaragua, Dominica, Antigua & Barbuda, San Vicente & Granadinas, Granada, San Cristobal & Nieves, và Santa Lucia, cùng ba quan sát viên là Syria, Haiti và Surinam. ALBA-TCP là cơ chế hội nhập trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ Latin, được coi là lựa chọn thay thế Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) do Mỹ đề xuất nhưng không nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực.

Một trong những trọng tâm và mục tiêu đề ra của Hội nghị lần này là khẳng định lại vai trò quan trọng của ALBA-TCP trong thúc đẩy hội nhập khu vực. Hiện Mỹ Latin chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nước thành viên nỗ lực đến năm 2023 đạt các mục tiêu kinh tế và thương mại mà ALBA-TCP đặt ra, cũng như thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược trước hàng loạt thách thức như bảo đảm an ninh lương thực, giảm đói nghèo và phát triển kinh tế.

Đến nay, ALBA-TCP gồm 10 thành viên chính thức là Cuba, Venezuela, Bolivia, Nicaragua, Dominica, Antigua & Barbuda, San Vicente & Granadinas, Granada, San Cristobal & Nieves, và Santa Lucia, cùng ba quan sát viên là Syria, Haiti và Surinam. ALBA-TCP là cơ chế hội nhập trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ Latin, được coi là lựa chọn thay thế Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) do Mỹ đề xuất nhưng không nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực.


Theo báo cáo chung của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Lương thực thế giới (WFP), tình trạng mất an ninh lương thực ở Mỹ Latin đã tăng 60% trong 7 năm trở lại đây, ảnh hưởng tới 40,6% dân số trong khu vực và 29,3% dân số thế giới.

Khủng hoảng kinh tế quốc tế và xung đột tại Ukraine khiến giá lương thực tăng mạnh, tác động tiêu cực đến chuỗi sản xuất nông nghiệp Mỹ Latin, trong bối cảnh hầu hết các nước trong khu vực nhập khẩu ròng nhiều sản phẩm cơ bản.

Một loạt cú sốc bên ngoài như tăng trưởng kinh tế giảm tốc, thị trường việc làm phục hồi yếu và lạm phát gia tăng càng khiến tình trạng đói nghèo ở Mỹ Latin thêm nghiêm trọng, cản trở sự phục hồi kinh tế của toàn khu vực.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2023 đối với hầu hết các nền kinh tế ở Mỹ Latin, đồng thời cảnh báo các quốc gia trong khu vực này sẽ mất dần đà tăng trưởng trong 2 năm tới do các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế, OECD ước tính tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latin trong năm 2023 chỉ đạt mức 0,5%-2,6%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng trung bình 3,8% dự kiến cho năm 2022.

Trước hàng loạt khó khăn chung, ALBA-TCP đã kêu gọi tạo ra một sự thay đổi trong các mối quan hệ tại châu Mỹ, dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, theo đó sử dụng chủ nghĩa đa phương như công cụ chính để cùng đối phó các thách thức toàn cầu.

Với vai trò kết nối các dân tộc châu Mỹ, ALBA-TCP tiếp tục kiên định mục tiêu duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển, thông qua tăng cường đoàn kết và hội nhập khu vực ■

Theo Nhân Dân

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày