Hội nghị WEF: Hợp tác trong một thế giới phân mảnh
Biểu tượng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (Ảnh: Reuters)
Hội nghị WEF lần thứ 53 quy tụ hơn 2.700 nhà lãnh đạo từ các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Mục tiêu của Hội nghị, theo lời người sáng lập và là Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab, là nhằm thảo luận về cách thức giải quyết sự phân mảnh và xói mòn lòng tin đang gia tăng ở cả cấp độ toàn cầu và cấp độ quốc gia, thông qua tăng cường hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp, tạo điều kiện phục hồi mạnh mẽ và bền vững.
Với mục tiêu đó, chương trình của Hội nghị năm nay tập trung vào các giải pháp và hợp tác công tư để giải quyết những thách thức cấp bách nhất của thế giới, khuyến khích các nhà lãnh đạo hợp tác trong các vấn đề liên quan đến năng lượng, khí hậu và tự nhiên; đầu tư, thương mại và cơ sở hạ tầng; công nghệ tiên tiến và khả năng phục hồi của ngành; việc làm, kỹ năng, các vấn đề xã hội và sức khỏe; cũng như hợp tác địa chính trị trong một thế giới đa cực.
Hội nghị diễn ra vào thời điểm quan trọng khi thế giới đang phải đối mặt hàng loạt cuộc khủng hoảng. Sau những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới chưa kịp hồi phục thì đã phải đối mặt những cuộc khủng hoảng nảy sinh từ cuộc xung đột tại Ukraine, trong đó nghiêm trọng là khủng hoảng an ninh lương thực và năng lượng. Tình trạng biến đổi khí hậu cũng là vấn đề nóng mà thế giới phải đối mặt.
Các phiên họp tại Hội nghị dự kiến sẽ xoay quanh chủ đề về thực tế xu hướng toàn cầu hóa, tác động của căng thẳng thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng chi phí sinh hoạt và tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, những tác động của xung đột tại Ukraine đối với chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu và chính sách quốc phòng cũng là những nội dung được quan tâm.
Nền kinh tế thế giới được đánh giá là đang chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn, do lãi suất cao hơn, căng thẳng địa chính trị lớn hơn và bất ổn rõ ràng hơn. Trước những yếu tố rủi ro khó lường, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cho rằng tăng trưởng GDP thế giới năm 2023 chỉ ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB dự báo hồi tháng 6/2022.
Theo WB, trong năm 2023, nhiều nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng gần bờ vực suy thoái do ảnh hưởng của tình trạng tăng lãi suất, giải pháp mà nhiều nước thực hiện để kiềm chế lạm phát; do xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp diễn, trong khi các nền kinh tế lớn của thế giới gặp nhiều khó khăn. Với điều kiện kinh tế mong manh hiện nay, bất kỳ tác động tiêu cực mới nào gia tăng như lạm phát cao hơn dự kiến cùng chính sách tăng lãi suất đột ngột để ngăn chặn lạm phát, hay sự lây lan trở lại của dịch Covid-19, đều có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Ðáng chú ý, tốc độ tăng trưởng chậm lại hầu hết đều xảy ra ở những nền kinh tế tiên tiến, điển hình là kinh tế Mỹ có thể chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm 2023. Các quốc gia sử dụng đồng euro có thể phải đối mặt với vòng xoáy suy thoái kinh tế mới trong chưa đầy ba năm sau đợt suy thoái gần đây nhất. Các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng phải chật vật đối phó gánh nặng nợ công, đồng nội tệ suy yếu, đầu tư doanh nghiệp giảm... Trong bối cảnh đó, việc gia tăng hỗ trợ các nước nghèo, các nước có thu nhập thấp đối phó khủng hoảng sẽ khó khăn hơn.
Là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, WEF hy vọng có thể tìm được tiếng nói chung và tăng cường sự hợp tác quốc tế để cùng giải quyết những vấn đề kinh tế, phát triển toàn cầu, đưa thế giới vượt qua khủng hoảng, trở lại quỹ đạo phát triển mạnh mẽ.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”