Gánh nặng nợ công toàn cầu
Thời gian qua, áp lực phục hồi kinh tế, đầu tư cho an sinh xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu... đã khiến nhiều chính phủ phải vay mượn để bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia, dẫn đến nợ công tăng cao.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo cho thấy, cuối năm nay, nợ công toàn cầu có thể tăng lên mức tương đương 93% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và gần ngưỡng nguy hiểm 100% GDP vào năm 2030. Đáng lo ngại, khối nợ này dự kiến ngày càng phình to và trong kịch bản xấu nhất sẽ chạm mức 115% GDP vào năm 2026.
Thậm chí, các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới cũng chật vật với gánh nặng nợ công. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tài khóa 2024 lên tới 1.834 tỷ USD, mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid-19.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo cho thấy, cuối năm nay, nợ công toàn cầu có thể tăng lên mức tương đương 93% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và gần ngưỡng nguy hiểm 100% GDP vào năm 2030. Đáng lo ngại, khối nợ này dự kiến ngày càng phình to và trong kịch bản xấu nhất sẽ chạm mức 115% GDP vào năm 2026. |
Trong khi đó, tại châu Âu, nợ quốc gia của Pháp đã tăng lên khoảng 3.200 tỷ euro và có thể chiếm gần 115% GDP vào năm 2025, gần gấp đôi mục tiêu nợ công của Liên minh châu Âu (EU) là 60%.
Mặc dù quả bom nợ công đe dọa phát nổ tại nhiều nước trên thế giới, song các nước nghèo lại là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả.
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phác họa nên bức tranh ảm đạm về tình hình tài chính của 26 quốc gia nghèo nhất thế giới, hầu hết nằm ở khu vực phía nam sa mạc Sahara thuộc châu Phi. Trong khi phần lớn các nền kinh tế trên thế giới đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, những nước nghèo lại chìm trong nợ nần với nợ công trung bình lên tới 72% GDP, mức cao nhất trong 18 năm qua. Ghana, Sri Lanka, Zambia thậm chí đã rơi vào cảnh vỡ nợ, trong khi nhiều nước khác cũng nặng gánh sau khi chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu đẩy chi phí đi vay lên cao.
Giới phân tích nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến nợ không ngừng gia tăng là các nền kinh tế thu nhập thấp phải vay rất nhiều trong giai đoạn Covid-19 bùng phát, khiến thâm hụt ngân sách tăng mạnh. Ngoài ra, khoảng 60% số nước này đang chìm trong xung đột vũ trang hoặc bất ổn an ninh, dễ bị tổn thương trước thiên tai.
Trong giai đoạn 2011-2023, thiệt hại trung bình hằng năm do thiên tai gây ra chiếm tới 2% GDP, gấp 5 lần mức trung bình ở các nước có thu nhập trung bình thấp. Gánh nặng nợ nần khiến các nước nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn, bởi thay vì tăng cường đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì họ lại phải ưu tiên trả nợ.
Nợ công cũng đe dọa mục tiêu phát triển của các nước nghèo khi hạn chế khả năng của họ trong việc đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner nhấn mạnh, các quốc gia kém phát triển đã gần như bị loại khỏi thị trường tài chính. Họ không thể vay thêm tiền và buộc phải cắt giảm các khoản chi khác để tránh vỡ nợ. Gánh nặng tài chính khiến chặng đường hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững như xóa đói, giảm nghèo, cung cấp năng lượng sạch và bảo vệ đa dạng sinh học… ngày càng nhiều chông gai.
Để kiềm chế nợ, IMF kêu gọi các chính phủ hành động quyết liệt hơn nữa. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu công trong bối cảnh hiện nay là một thách thức lớn, nhất là khi các chính phủ đang đối mặt áp lực ngày càng tăng do khoản chi cho quá trình chuyển đổi năng lượng, tăng cường an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, phương án giải quyết nợ công bằng cách tăng thu thuế cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì tác động tiêu cực đến quy mô sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Trong bối cảnh đó, IMF nhận định, nợ công sẽ tiếp tục là gánh nặng trên vai chính phủ nhiều nước trong thời gian tới, đe dọa kìm hãm đà tăng trưởng và kéo theo rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai