Ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu - nhiệm vụ không thể trì hoãn
Theo cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), trong 10 tháng đầu năm nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao đến mức khiến năm 2024 gần như chắc chắn trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận. Năm nay cũng là lần đầu nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1,5oC so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp.
Giám đốc C3S Carlo Buontempo quan ngại rằng, nhiệt độ tăng lên ở mọi châu lục và đại dương. Ông Buontempo nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là tác động của biến đổi khí hậu. Sự gia tăng của nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, hiện tượng El Nino, các vụ núi lửa phun trào... là những tác nhân khiến Trái đất nóng lên. Tương tự như C3S, báo cáo do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố gần đây cũng dự báo, nhiệt độ toàn cầu năm nay sẽ vượt kỷ lục được ghi nhận vào năm 2023. Theo WMO, cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn leo thang trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán, cháy rừng, mưa bão, lũ lụt... đã khiến nhiều quốc gia phải vật lộn tìm cách ứng phó và khắc phục những hậu quả nặng nề mà các hiện tượng thời tiết cực đoan này gây ra. Gần đây, lũ quét thảm khốc ở Tây Ban Nha khiến hơn 200 người thiệt mạng. Bão Helene, theo sau cơn bão Milton, với lốc xoáy, mưa lớn và ngập lụt đã càn quét bang Florida của Mỹ, cướp đi nhiều sinh mạng và tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố mới đây cho thấy, 171 quốc gia đã triển khai các chính sách, chiến lược hay kế hoạch nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, dù ở mức độ triển khai và hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, một số quốc gia lại chưa tiến hành bất kỳ nỗ lực nào do chịu ảnh hưởng bởi bất ổn, xung đột hay không thể tiếp cận với các nguồn lực cần thiết.
Theo dữ liệu của UNEP, nguồn tài trợ mà các nước phát triển dành cho các quốc gia đang phát triển để thích ứng biến đổi khí hậu tăng lên khoảng 28 tỷ USD năm 2022. Đây là mức cao nhất kể từ khi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được ký kết năm 2015. Dù vậy, con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với mức cần thiết để các nước đang phát triển thích ứng biến đổi khí hậu, ước tính lên tới 387 tỷ USD mỗi năm. Trước tình trạng này, Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen kêu gọi các nước hành động sớm để giảm tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh, việc cung cấp tài trợ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
COP29 bắt đầu từ hôm nay (11/11) và dự kiến kéo dài đến ngày 22/11 tới tại thủ đô Baku của Azerbaijan. Nhiệm vụ trọng tâm của COP29 là đạt được đồng thuận về mức cam kết hỗ trợ tài chính hằng năm mà các nước phát triển cung cấp để giúp các quốc gia đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu. Đây vốn là vấn đề gây nhiều tranh cãi do mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan. Bởi vậy, dù đã bàn thảo tại nhiều hội nghị lớn, nhỏ về khí hậu, song các bên vẫn chưa có tiếng nói chung về vấn đề này.
Trước thềm COP29, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutteres quan ngại rằng, nhân loại đang "thiêu đốt" hành tinh khiến thế giới phải đối mặt hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan. Khi mà nhiệm vụ ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, ông Guterres cho rằng, các nhà lãnh đạo tới Baku không nên trì hoãn mà hãy cùng thúc đẩy thực hiện mục tiêu chung. Cùng với mục tiêu tài chính, người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi các quốc gia đưa ra những kế hoạch hành động mới nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5oC, đồng thời giải quyết tận gốc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn