Cột mốc quan trọng trong hợp tác EU-Nhật Bản
SPA được EU và Nhật Bản ký tại Tokyo vào tháng 7/2018 và được Nghị viện châu Âu chấp thuận vào tháng 12/2018. Tháng 4 năm ngoái, các thủ tục phê chuẩn của các quốc gia thành viên đã được hoàn tất và thỏa thuận chính thức có hiệu lực vào đầu năm nay. Hiệp định nhằm mục đích đặt nền tảng cho sự hợp tác trong tương lai giữa Nhật Bản và EU.
Thỏa thuận đã cung cấp một khuôn khổ rộng để chính thức hóa hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, biến đổi khí hậu, năng lượng và nhân quyền.
Với thỏa thuận này, trong khi hai nền kinh tế tiên tiến có cấu trúc tương tự nhau sẽ phải vất vả để đạt được lợi ích to lớn từ thương mại, thì dòng chảy thương mại và đầu tư song phương đã tăng đáng kể. Các rào cản phi thuế quan vẫn là một trở ngại nhưng chúng dự kiến sẽ mờ dần khi hai nền kinh tế trở nên gắn kết chặt chẽ hơn.
Trong 20 năm qua, mối quan hệ giữa EU và Nhật Bản được đánh dấu bằng mức độ hiểu biết lẫn nhau đáng kể, với hợp tác kinh tế chiếm ưu thế. Năm 2022, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại châu Á, sau Trung Quốc, và là đối tác thương mại lớn thứ 7 trên toàn cầu.
Cùng năm đó, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản vào EU đạt gần 70 tỷ euro, trong khi kim ngạch xuất khẩu của EU theo hướng ngược lại lên tới hơn 71,6 tỷ euro.
Hiệp định SPA không chỉ mở ra những cơ hội thương mại mới cho cả hai phía mà còn bảo vệ các giá trị chung như dân chủ, pháp quyền và nhân quyền. |
Hiệp định SPA không chỉ mở ra những cơ hội thương mại mới cho cả hai phía mà còn bảo vệ các giá trị chung như dân chủ, pháp quyền và nhân quyền. Về phương diện song phương, SPA tạo động lực mới cho hợp tác về an ninh, chống khủng bố, tội phạm quốc tế và ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Bên cạnh đó, hiệp định mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như không gian, công nghệ thông tin và truyền thông, chính sách công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, SPA còn đặt trọng tâm vào việc xây dựng một môi trường kinh tế minh bạch, công bằng và mở cửa cho hợp tác quốc tế. Hiệp định khẳng định cam kết của EU và Nhật Bản trong việc củng cố hệ thống đa phương và thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên luật lệ.
Cùng với SPA, Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA)-một thỏa thuận song phương khác-cũng đã được thông qua sau khi được Hội đồng EU phê duyệt. Hai bên đã thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU, trong đó dỡ bỏ hầu hết các mức thuế quan hiện có giữa hai nền kinh tế.
Nhật Bản và EU cũng đã xác định các mối đe dọa chung về an ninh mạng, thiên tai, khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và an ninh hàng hải. Hai thỏa thuận nêu trên đã thiết lập một khuôn khổ để hai bên củng cố hợp tác chính trị, an ninh và phát triển dựa trên các giá trị tự do để cùng nhau duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, với lợi ích và xung đột đan xen, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa EU và Nhật Bản cũng đối mặt không ít thách thức. Một trong những thách thức trong tương lai có thể là xung đột lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.
Một loạt vấn đề an ninh có thể gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của hai bên. Trong tình hình đó, sự phối hợp thận trọng và tôn trọng lẫn nhau được cho là chìa khóa để bảo đảm hợp tác hiệu quả giữa Nhật Bản và EU.
Một ủy ban chung sẽ được thành lập để điều phối và giám sát toàn bộ mối quan hệ đối tác, đóng vai trò như diễn đàn thảo luận và xử lý các vấn đề phát sinh trong phạm vi hiệp định SPA. Đặc biệt, cơ chế giải quyết tranh chấp được thiết lập nhằm bảo đảm việc thực thi hiệp định diễn ra thuận lợi.
Hiệp định SPA là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác toàn diện và sâu sắc giữa EU và Nhật Bản. SPA không chỉ là cột mốc khẳng định sự hợp tác bền vững giữa hai bên mà còn là nền tảng để EU và Nhật Bản cùng ứng phó các thách thức toàn cầu.
Hiệp định này đặt nền móng cho một tương lai thịnh vượng, trong bối cảnh EU và Nhật Bản đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trên thế giới.
Với tầm nhìn chiến lược và những lợi ích thiết thực mà SPA mang lại, quan hệ đối tác EU-Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới một kỷ nguyên hợp tác mới, toàn diện và hiệu quả.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng