Thách thức của nước Đức
Ảnh minh họa.
Liên minh CDU/CSU và SPD đã thống nhất về việc chia các bộ trong nội các và đề cử ông Friedrich Merz làm Thủ tướng, với kỳ vọng về một nước Đức khôi phục sức mạnh và độ tin cậy là “đầu tàu kinh tế châu Âu”. Theo đó, chính phủ liên minh sẽ cải cách và đầu tư để giữ cho nước Đức ổn định, an toàn và mạnh mẽ hơn về mặt kinh tế.
Ông Merz cho biết, Đức sẵn sàng tăng cường chi tiêu quốc phòng, nhưng Berlin cũng muốn cải thiện khả năng cạnh tranh theo quan điểm thương mại. Khẳng định việc nước Đức sẽ là chỗ dựa tin cậy cho Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Đức tương lai nhấn mạnh, Đức sẽ một lần nữa trở thành đối tác rất mạnh mẽ trong EU và sẽ đưa Liên minh Cờ xanh tiến lên phía trước.
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đối mặt nhiều thách thức trong bối cảnh có những thay đổi sâu rộng trong quan hệ an ninh xuyên Đại Tây Dương và áp lực gia tăng sau khi Mỹ tuyên bố áp các mức thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của EU nói chung và Đức nói riêng.
Trước khi đạt được thỏa thuận về thành lập chính phủ liên minh, ông Merz đã đạt được bước đột phá cuối cùng khi bảo đảm được sức mạnh tài chính lớn cho các kế hoạch đầy tham vọng, khi Quốc hội sắp mãn nhiệm phê duyệt gói tài chính 500 tỷ euro đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khí hậu, đồng thời nới lỏng quy định nghiêm ngặt về “phanh nợ”. Tuy nhiên, điều này cũng khiến ông phải chịu sự chỉ trích vì đã phá vỡ các cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, trong đó đã ghi nhận mức thặng dư kỷ lục 70 tỷ euro với nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2024, Đức có nguy cơ trở thànhquốc gia châu Âu chịu thiệt hại nặng nề nhất nếu một cuộc chiến thương mại xảy ra.
Theo các chuyên gia, rủi ro kinh tế trong năm 2025 đang ngày càng rõ nét, báo hiệu khả năng kinh tế Đức phải đối mặt suy thoái năm thứ 3 liên tiếp. Đức là nền kinh tế G7 duy nhất không tăng trưởng trong 2 năm, việc phục hồi kinh tế Đức đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch tranh cử hồi tháng 2 vừa qua. Giới phân tích cho rằng, các đề xuất kinh tế của liên minh CDU/CSU và SPD vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng và cần những bước đi táo bạo hơn để thúc đẩy đầu tư cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong những tháng tới, chính phủ mới của Đức không có nhiều lựa chọn để bảo vệ ngành xuất khẩu và nền kinh tế nói chung trong bối cảnh niềm tin tiêu dùng và doanh nghiệp có thể vẫn ở mức thấp. Một cuộc khảo sát cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Đức không có nhiều cải thiện.
Theo Viện nghiên cứu thị trường GfK và Viện Nuremberg về quyết định thị trường (NIM), chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 3 vừa qua chỉ tăng nhẹ so mức tháng trước và thấp hơn mức kỳ vọng. Dù kỳ vọng về thu nhập và tâm lý mua sắm có phần được cải thiện, xu hướng tiết kiệm gia tăng trong các hộ gia đình vẫn là rào cản lớn đối với sự phục hồi kinh tế.
Trong khi đó, mặc dù lạm phát đang chậm lại, nhưng giá vẫn ở mức cao trong một số lĩnh vực. Đặc biệt, giá khí đốt đã tăng đáng kể sau khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Một trong những thách thức nữa là tình trạng thất nghiệp tiếp tục xấu đi khi số người không có việc làm tại Đức tăng mạnh.
Theo số liệu của Văn phòng Lao động liên bang Đức, số người thất nghiệp trong tháng 3 vừa qua tăng thêm 26 nghìn người, nâng tổng số lên 2,92 triệu người. Đây là mức tăng hằng tháng cao nhất kể từ tháng 10/2024 và cao gấp đôi so với dự báo.
Cùng với việc Quốc hội liên bang Đức đã thông qua một dự luật cải tổ tài chính lớn và gói chi tiêu lớn nhất trong lịch sử hậu chiến, thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh là bước tiến tích cực giúp Đức có thể nhanh chóng thực hiện các kế hoạch phục hồi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn cảnh báo, bất kỳ sự phục hồi nào cũng sẽ không diễn ra ngay lập tức và chính phủ mới của Đức sẽ còn phải giải quyết nhiều vấn đề để có thể đưa nước Đức lấy lại phong độ của “đầu tàu kinh tế châu Âu”.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy