Thôn văn hóa Nam Ô Trình
Nam Ô Trình là thôn có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và đấu tranh cách mạng. Thôn có 310 hộ với 1.200 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phụ. Trưởng thôn Đỗ Hữu Đông cho biết: Xác định cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” có tác động lớn đến sự phát triển của địa phương, Chi bộ thôn đã xây dựng nghị quyết chuyên đề triển khai thực hiện. Trong đó nòng cốt tuyên truyền, vận động là Ban công tác mặt trận thôn và các đoàn thể. Trong phát triển kinh tế, nhân dân luôn chấp hành nghiêm lịch thời vụ, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. 100% diện tích làm đất, gieo cấy bằng máy. Do đó, năng suất lúa bình quân đạt 12,5 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 600 tấn thóc, giá trị trên 3 tỷ đồng. Ngoài hai vụ lúa, nhân dân còn tích cực trồng cây màu theo hướng sản xuất hàng hóa với diện tích 4ha, chủ lực là dưa chuột, dưa hấu, bí..., thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/sào/vụ. Trong thôn có 27 hộ tham gia chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình VAC cho thu nhập cao, tiêu biểu là gia đình các ông Đỗ Văn Cải, Đỗ Văn Phước, Đỗ Văn Sính, Nguyễn Công Chiêm, bà Nguyễn Thị Hằng nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, ngan, vịt mỗi năm thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng.
Để giải quyết việc làm lúc nông nhàn, nhiều hộ đã khôi phục nghề làm nón, phát triển các nghề nề, mộc, may, vận chuyển, buôn bán nhỏ, giải quyết việc làm cho trên 400 lao động. Đặc biệt, trong thôn có 2 tổ thợ xây giải quyết việc làm cho 30 - 50 lao động; khoảng 30 lao động đi làm tại các công ty, xí nghiệp; 50 người đi làm ăn xa. Bên cạnh đó, các đoàn thể tích cực xây dựng các nguồn quỹ để giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Năm 2018, thôn không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 2,55%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 42 triệu đồng.
Cũng trong năm 2018, Ban công tác mặt trận thôn phối hợp với các đoàn thể huy động nhân dân đóng góp được trên 1 tỷ đồng để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa, các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh. Các gia đình trong thôn đều gương mẫu thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội. Người dân sống với nhau gần gũi, thân thiện, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Các cháu đến độ tuổi đều được đến trường, không có học sinh nào bỏ học giữa chừng. 100% gia đình sử dụng nước máy, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, có điện chiếu sáng, nhân dân trồng được hàng trăm cây xanh, cây bóng mát, hoa ven đường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Nhân dân cũng luôn có ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, nhiều năm liền thôn đón tết cổ truyền không tiếng pháo.
Là người dân thôn Nam Ô Trình hàng ngày chứng kiến sự thay đổi vượt bậc của quê hương, ông Nguyễn Văn Lành phấn khởi cho biết: Nhân dân luôn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, sống đầm ấm, nghĩa tình, đời sống được nâng cao. Bà con luôn vững tin vào Đảng, chính quyền.
Ở thôn Nam Ô Trình, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ hộ khó khăn luôn được quan tâm. Nhân các ngày lễ, tết, chi bộ, các đoàn thể tổ chức thăm hỏi, động viên, trao quà cho các gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, thôn đã huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho ông Đỗ Văn Thọ, người có công và nhà đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Kết, hộ nghèo.
Bà Kết cho biết: Chồng tôi mất sớm, con còn nhỏ, bản thân thường xuyên ốm đau, thu nhập chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng khoán nên thiếu trước hụt sau. Vừa qua gia đình được hỗ trợ 40 triệu đồng để xóa 2 gian nhà dột nát nên rất vui mừng, cảm ơn các cấp, các ngành và thôn đã giúp đỡ.
Năm 2018, Nam Ô Trình được UBND huyện công nhận thôn văn hóa, Chi bộ thôn đạt trong sạch, vững mạnh. Trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân, thôn được đón đồng chí Chủ tịch Quốc hội cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh về dự, chung vui. Đây là niềm khích lệ, động viên lớn lao để cán bộ, nhân dân trong thôn thực hiện tốt chủ đề năm 2019 “Thôn Nam Ô Trình vì một môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, kinh tế phát triển, trật tự an ninh bảo đảm, đoàn kết, văn hóa”.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Thụy Duyên: Nỗ lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu 30.09.2024 | 10:18 AM
- Vũ Thư: Lắp đặt thêm 23,7 km đèn điện “thắp sáng đường quê” 04.04.2024 | 15:54 PM
- An Thái: Xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh 11.12.2023 | 08:13 AM
- Liên Hiệp: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao 10.11.2023 | 09:32 AM
- Tổ công tác của UBND huyện Vũ Thư: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại xã Việt Hùng 29.08.2023 | 21:03 PM
- Bách Thuận xây dựng nông thôn mới nâng cao: Cao vẫn quyết tâm đạt 30.06.2023 | 10:12 AM
- Phụ nữ xã Thuần Thành: Góp sức xây dựng nông thôn mới 04.04.2023 | 09:18 AM
- Phú Lương: Nỗ lực về đích nông thôn mới nâng cao 01.04.2023 | 09:48 AM
- Nam Trung: Đồng bào Công giáo sống tốt đời, đẹp đạo 21.12.2020 | 10:10 AM
- Quỳnh Bảo: Về đích nông thôn mới nâng cao 15.12.2020 | 09:26 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật