Hưng Yên: Huyện nghèo về đích nông thôn mới
Chủ tịch UBND huyện Ân Thi Mai Xuân Giới cho biết: Là huyện nông nghiệp còn nhiều khó khăn, Ban Thường vụ Huyện ủy Ân Thi xác định, dồn thửa, đổi ruộng (DTÐR), cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông là những khâu đột phá cần tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện tạo động lực thúc đẩy hoàn thành xây dựng NTM.
Trước thực trạng ruộng đất manh mún (bình quân 4,6 thửa/hộ), gây nhiều khó khăn cho sản xuất, Ban Thường vụ Huyện ủy Ân Thi đã ban hành Chỉ thị số 21a-CT/HU về DTÐR; tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổ chức quán triệt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu công tác DTÐR bảo đảm đúng tinh thần Chỉ thị số 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi". Với sự chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến thôn, được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, việc DTÐR cơ bản hoàn tất, hơn 7.573 ha đã được dồn đổi và giao cho hơn 36.380 hộ, chiếm hơn 98% diện tích phải DTÐR; bình quân chung cả huyện chỉ còn 1,99 thửa/hộ.
Việc hoàn thành DTÐR đã mang lại hiệu quả thiết thực, nông dân phấn khởi, tạo đà phát triển xây dựng NTM. Các địa phương triển khai cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng; nông dân tự nguyện đóng góp hơn 161 ha đất để phục vụ mở rộng đường giao thông. Ðường giao thông ra đồng được mở rộng từ 3m đến 5m; có nhiều nơi rộng đến 7m, tạo thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; đường liên thôn, liên xã được cải tạo, mở rộng tạo sự phát triển đột phá về giao thông nông thôn. Ðến hết năm 2019, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi được hơn 767 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây con chủ lực. Huyện xây dựng được 14 vùng sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh thu từ 350 đến 600 triệu đồng/ha/năm, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung với quy mô từ 30 - 50 ha/vụ/năm tại các xã Xuân Trúc, Quảng Lãng, Văn Nhuệ; vùng nuôi thủy sản tập trung tại xã Hồng Quang hơn 15 ha và khoảng 28 ha của Hợp tác xã nuôi trồng Thủy sản xã Hạ Lễ; vùng trồng rau màu hơn 25 ha tại xã Ðào Dương; vùng trồng nhãn hơn 50 ha tại các xã Ða Lộc, Tiền Phong, Hạ Lễ; vùng trồng cây có múi 20 ha tại các xã Quang Vinh, Ða Lộc...
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn, gắn với thị trường nên sản lượng, giá trị nhiều loại nông sản tăng mạnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đưa tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2019 của huyện Ân Thi đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2011. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cơ giới hóa 100% khâu làm đất, thu hoạch lúa và vận chuyển; 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động góp phần giải phóng sức lao động của nông dân và giảm chi phí sản xuất; nâng thu nhập trên một ha canh tác đạt 195 triệu đồng/năm.
Sau chín năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Ân Thi đã có nhiều đổi mới: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ theo quy hoạch; nhiều công trình cơ sở hạ tầng được tu sửa, chỉnh trang và xây mới, làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 47 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của các xã giảm xuống còn 1,73%. Ðến nay, 100% xã ở huyện Ân Thi đạt chuẩn NTM; huyện Ân Thi đạt toàn bộ chín tiêu chí theo Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM. Chủ tịch MTTQ huyện Lê Thanh Thịnh cho biết: Kết quả khảo sát lấy ý kiến của nhân dân; từ câu hỏi số 1 đến số 10 về xây dựng NTM của huyện Ân Thi, hơn 95% người dân hài lòng; riêng câu hỏi số 11 có hơn 98% người được hỏi có ý kiến trả lời hài lòng. Ngày 7-10-2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1524, công nhận huyện Ân Thi đạt chuẩn NTM năm 2019.
Phát huy kết quả đạt được, giai đoạn 2020 - 2025 huyện Ân Thi phấn đấu có hơn 40% số xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao; hơn 15% số xã đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu; mỗi xã phấn đấu đạt từ một đến hai khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026