Hà Nội: Ðẩy mạnh hiệu quả xây dựng nông thôn mới
Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, TP Hà Nội đã có 12 đơn vị cấp huyện và 368 xã đạt chuẩn NTM, 29 đạt chuẩn NTM nâng cao. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa 17 tiếp tục đề ra mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng NTM theo hướng phát triển đô thị; đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, phù hợp tiêu chí đô thị; kinh tế nông thôn phát triển mạnh và bền vững. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa, nông dân giàu có; môi trường xanh, sạch, đẹp. Ðẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM, hướng tới nông nghiệp thông minh, nâng cao giá trị gia tăng.
Chương trình đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025. Ðó là thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tất cả các huyện, xã đạt chuẩn NTM, 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp hằng năm từ 2,5 đến 3%. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 70%. Thành phố đánh giá, phân hạng được 2.000 sản phẩm OCOP trở lên. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt hơn 95%. Tất cả các hộ dân được cung cấp nước sạch. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải đạt 100%.
Ðể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Thành ủy Hà Nội đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể, đối với xây dựng NTM, có bảy nhiệm vụ, giải pháp, trong đó thành phố sẽ rà soát, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng NTM với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2016 - 2020)... Thành ủy Hà Nội chỉ ra 10 nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, trong đó sẽ tập trung quản lý, sử dụng chặt chẽ, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai; xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến. Thành phố quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến. Ðẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, phát triển kinh tế trang trại; phát triển ngành nghề và kinh tế nông thôn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, xác định tái cơ cấu nông nghiệp là nền tảng then chốt, thời gian tới, ngành nông nghiệp tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng gắn với quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Ðồng thời xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thúc đẩy chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với phát triển các làng nghề, nghề truyền thống; nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ hỗ trợ công nghiệp và nông nghiệp; gắn phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn với du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm. Thành phố sẽ quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai; công khai quy hoạch đất nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất.
Tại hội nghị trực tuyến cán bộ chủ chốt học tập, nghiên cứu, quán triệt 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khẳng định: Xây dựng NTM ở Hà Nội chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Thời gian tới, xây dựng NTM cần thực hiện thực chất, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững hơn, gắn liền với quá trình đô thị hóa. Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cũng như kế hoạch thực hiện chương trình đồng bộ, rõ ràng. Các cấp, các ngành cần tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 04 để mang lại hiệu quả thiết thực cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng