Vì một Quảng Ninh xanh - sạch - đẹp
Có thể thấy rõ, những năm gần đây, chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện. Ý thức, trách nhiệm đối với công tác BVMT của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và du khách đến Quảng Ninh được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế...
Quyết liệt các giải pháp
Quảng Ninh có 5 KCN đã đi vào hoạt động. Trên địa bàn còn có 6 CCN, 2 làng nghề, hơn 130 dự án khai thác khoáng sản, 7 nhà máy nhiệt điện, nhiều khu đô thị tập trung đông dân cư... do đó, lượng chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt phát sinh khá lớn. Mỗi năm, Quảng Ninh phát sinh khoảng 9.481.612 tấn chất thải nguy hại từ hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, y tế, xăng dầu; hơn 420.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt thông thường; trên 400 triệu m3 đất đá bóc trong khai thác khoáng sản; gần 49.000 tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường; 7,6 triệu tấn tro xỉ...
Không chỉ vậy, trung bình mỗi năm, Quảng Ninh còn phải đối mặt với khoảng 18-20 tấn vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; hơn 237.000 tấn chất thải trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm phát sinh.
Trước tình hình đó, tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác BVMT. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát và kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, hệ thống chính sách, pháp luật của tỉnh đã được ban hành khá đầy đủ, bao quát, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác BVMT. Công tác BVMT tại các khu vực nhạy cảm, khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cũng được chỉ đạo kịp thời.
Cùng với đó, Quảng Ninh còn đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đảm bảo mức chi hằng năm không dưới 3% tổng chi ngân sách và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các đơn vị, doanh nghiệp cũng đóng góp chi phí lớn cho công tác BVMT. Nhờ đó, hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị BVMT từ cấp tỉnh đến cấp xã được quan tâm đầu tư đồng bộ. Thiết bị, máy móc và con người của Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh được đầu tư, có đủ khả năng thực hiện quan trắc, phân tích hầu hết các thông số môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam. 148 trạm quan trắc môi trường tự động đi vào hoạt động, liên tục truyền số liệu về trung tâm điều hành của Sở TN&MT để quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trên địa bàn tỉnh.
Trạm xử lý nước thải mỏ của Công ty CP Than Hà Tu. Ảnh: Minh Hà
Các ngành, địa phương còn tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức BVMT trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp; tổ chức thẩm định đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận công trình BVMT; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; kiểm soát các khu vực tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường...
Và những thành quả
Nhờ tích cực các biện pháp, môi trường trên địa bàn Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực. Đến nay, các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh đều đã chấm dứt hoạt động. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả nước thải từ 1.000m3/ngày đêm trở lên, các KCN đi vào hoạt động đều đã lắp đặt xong hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền số liệu về Sở TN&MT. Các KCN đều có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, đảm bảo nước đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Cùng với đó, nước sinh hoạt từ các khu đô thị mới đều có hệ thống xử lý tập trung đạt quy chuẩn. Riêng địa bàn TP Hạ Long có một số khu đô thị mới nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý cục bộ sau đó đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố.
Qua phong trào "Ngày chủ nhật xanh", đường làng, ngõ xóm khu vực nông thôn trên địa bàn Quảng Ninh luôn xanh- sạch- đẹp. (Trong ảnh: Đường ngõ xóm của thôn Đông Lâm, xã Bình Dương, TX Đông Triều)
Tỉnh đưa vào vận hành 5 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt liên vùng, 2 khu xử lý riêng cho một số xã đảo, 5 khu chôn lấp; đầu tư hàng chục lò đốt rác sinh hoạt… Nhờ đó, 96% chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu gom, xử lý. Bước đầu, tỉnh đã tổ chức thí điểm quản lý tổng hợp chất thải rắn, chú trọng phân loại rác thải tại nguồn, thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
Tất cả chất thải nguy hại phát sinh cũng được chủ nguồn thải hợp đồng với các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo quy định. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên địa bàn tỉnh đạt 90%...
Từ đầu năm đến nay, các ngành đã làm việc về công tác BVMT, công tác cải tạo phục hồi môi trường và việc chấp hành ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với 14 đơn vị khai thác khoáng sản ngoài than; kiểm tra 23 dự án thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, 13 dự án thuộc Tổng Công ty Đông Bắc về công tác cải tạo phục hồi môi trường đối các dự án đã hết hạn giấy phép khai thác. Đồng thời, kiểm tra và đề xuất xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với 9 đơn vị, với tổng số tiền xử phạt là 1,55 tỷ đồng.
Những biện pháp mà tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương đang thực hiện giúp người dân Quảng Ninh được sống trong môi trường xanh- sạch- đẹp; chất lượng môi trường được cả thiện, không để xảy ra sự cố môi trường, tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tham mưu cho tỉnh thực hiện tốt các giải pháp BVMT
Thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục chủ động tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp BVMT. Trong đó, trọng tâm là phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm, các sự cố môi trường, tập trung vào các khu vực: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, KKT Ven biển Quảng Yên và KKT Vân Đồn.
Sở cũng tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ BVMT tỉnh trong giai đoạn 2021-2025, hướng dẫn đôn đốc thực hiện nghiêm túc Bộ Quy chuẩn môi trường địa phương; xây dựng, lồng ghép các phương án BVMT, đa dạng sinh học vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tham mưu tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả quy hoạch để thực hiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường ngay từ các phương án phát triển KT-XH, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên...
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật BVMT; đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong quản lý dữ liệu, xử lý môi trường và kiểm soát phát thải; giải quyết các vấn đề môi trường được dư luận quan tâm; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; duy trì và cải thiện chất lượng môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng, liên tỉnh về BVMT. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động BVMT để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính...
Tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức và hành động
Giai đoạn 2016-2020, công tác BVMT trên địa bàn Quảng Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả rất quan trọng.Nhận thức, ý thức của nhân dân về BVMT được nâng cao. Chính quyền từ thị xã đến cơ sở đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn và khắc phục ô nhiễm môi trường từ chủ trương đến việc kiểm tra, giám sát. Công tác quản lý nhà nước và việc đầu tư kinh phí cho việc BVMT được quan tâm, gắn phát triển kinh tế với BVMT.
Việc thực hiện chủ trương BVMT tự nhiên được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Duy trì và thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải; chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%; tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn thị xã đạt 100%; trong đó tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch tăng từ 75% lên 85%. 100% KCN có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động.
Trong thời gian tới, thị xã tiếp tục xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tăng cường quản lý BVMT như: Xây dựng và triển khai đề án BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu TX Quảng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục duy trì hiệu quả phong trào thi đua xây dựng NTM, đô thị văn minh, để phấn đấu TX Quảng Yên trở thành thành phố trước năm 2025. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm, sự cố môi trường...
Đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường
Trong những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế chuyển từ “nâu” sang “xanh”, đảm bảo phát triển bền vững, đa mục tiêu, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân TP Uông Bí đã có nhiều cố gắng để triển khai những giải pháp thiết thực có hiệu quả, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thành phố đã kịp thời triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung và cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn cho UBND các xã, phường, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện chương trình hành động nhằm đạt kết quả đề ra.
Cùng với đó, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành trong công tác BVMT, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức và hành động giám sát, phản biện về công tác BVMT của người dân và cả hệ thống chính trị. Theo đó, từng bước hạn chế, kiểm soát chặt chẽ những tác động, ảnh hưởng, cũng như nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong khai thác than trên địa bàn; kiểm soát, xử lý nguồn chất thải phát sinh trên địa bàn về nước thải, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, khí thải… không để gây tác động tiêu cực đến môi trường, đời sống nhân dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
Trước đây trên địa bàn xảy ra tình trạng người dân và các hộ kinh doanh thường xuyên vứt rác bừa bãi, không bỏ rác vào đúng nơi quy định gây bốc mùi ô nhiễm, ảnh hưởng các hộ dân sinh sống xung quanh và quá trình thu gom, xử lý của các nhân viên môi trường.
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền vận động, đến nay người dân tích cực tham gia BVMT, đến nay tình trạng vứt rác bừa bãi giảm hẳn. Vào ngày cuối tuần, các hộ gia đình đều thực hiện tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, phân loại rác thải. Nhiều hộ dân chủ động trồng cây xanh để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, tại các cụm dân cư có bố trí các thùng đựng rác, người dân cũng đã tập kết rác đúng nơi quy định.
Theo baoquangninh.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng