Độ bến Cát Vàng
Làm tướng và hưởng lộc của vua Lê chúa Trịnh (1545 - 1787) nhưng Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm (tức Nguyễn Nhậm) người làng Tảo Dương, xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai (Hà Nội nay) lại theo nhà Mạc phản lại nhà Lê rồi bị Bình An vương Trịnh Tùng truy sát chạy về huyện Chân Định (Kiến Xương nay), đồn trú ở Kỳ Bố, neo tạm thuyền chiến ở bến Cát Vàng, xã Đông Trì (nay là xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình) dàn quân chiến trận xuống bến Bóng (xã An Bình nay) để dựa vào vùng đất trù mật, sản vật dồi dào tính kế dài lâu. Cháu bảy đời của Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm là Đại thi hào Nguyễn Du (1766 - 1820) lúc “ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào...” cũng chạy về làng Hải An quê vợ (nay thuộc xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ) trải “10 năm gió bụi”...
Theo các tài liệu khảo cứu Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm tập hợp quân sĩ mưu kế khôi phục nhà Mạc nhưng không thành bèn đem tàn quân chạy vào Tiên Điền (Hà Tĩnh nay) mai danh ẩn tích. Truyền ngôn, người dân làng Tiên Điền quen gọi Nguyễn Nhiệm là “Nam Dương”. Trước khi mai danh ẩn tích, bỏ quê gốc Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, Nguyễn Nhiệm còn một thời gian “Nam chinh, Bắc chiến” trong lòng mang bao mối thù hận với triều Lê - Trịnh mà trước hết với Thượng phụ Bình An vương Trịnh Tùng. Nguyễn Nhiệm quyết chí trả thù Trịnh Tùng liền đem quân nghênh chiến, ông đánh đông dẹp bắc tỏ rõ một trang hào kiệt hơn đời, thắng thua nhiều trận vẫn không sờn lòng, quyết không nản chí. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng nên quân của Nam Dương hầu không địch nổi quân của Trịnh Tùng bèn chạy về vùng Kỳ Bố (nay thuộc hai phường Kỳ Bá và Trần Lãm, thành phố Thái Bình) nhằm sử dụng Kỳ Bố làm căn cứ quân sự bởi nơi đây có nhiều tráng đinh, sẵn lúa gạo và gia súc, Nguyễn Nhiệm có ý đồ trụ lại lâu dài để dưỡng binh, nuôi nhuệ khí.
Theo các nguồn khảo luận, thời Lê - Mạc giao tranh, ở làng Động Trung, tổng Thái Vũ, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương (nay là địa phận các xã Vũ Trung, Vũ Quý huyện Kiến Xương) có dòng họ Nguyễn gốc Trần, khi ấy có ba vị Quận công giúp nhà Lê. Gia phả dòng họ này được cố dịch giả Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn, quê làng Động Trung dịch còn ghi chép được giai đoạn Nguyễn Nhiệm giao chiến ở vùng Chân Định như sau: “Năm Thận Đức nguyên niên, tháng 9, Xuân Quận công Nguyễn Đăng Ngạn theo thượng cấp (Bình An vương Trịnh Tùng) hồi loan và xin phép về quê đem các tráng đinh, gia thuộc xung vào triều đình lo việc khôi phục nhà Lê. Về đến quê biết có Mạc tướng Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm đang đóng quân ở bến Cát Vàng (xã Đông Trì, tổng Thái Vũ) và rải quân kéo đến làng Đông Lâu, tổng Thụy Lũng (nay là các xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình và An Bình, Vũ Tây, huyện Kiến Xương) âm mưu dụ hàng ông. Biết được ý tứ của Nguyễn Nhiệm, ông liền đem quân truy kích đến cửa cống Kỳ Bố (nay thuộc địa bàn Kỳ Bá và Trần Lãm, thành phố Thái Bình), hai bên cùng giao chiến, chẳng may Đăng Ngạn bị Nam Dương hầu chém chết. Năm ấy Đăng Ngạn 38 tuổi. Hiện di mộ Nguyễn Đăng Ngạn táng ở xứ Nội Làng, thôn Đường Vịnh (nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư). Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” nội các quan bản (NXB KHXH Hà Nội 2009) chép: “Về sau con trai Nguyễn Đăng Ngạn là Vĩ Quận công nối nghiệp cha phò tá nhà Lê”.
Trong chuyến điền dã mới đây về làng Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà khảo cứu tài liệu về Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, qua các bản dịch Hán Nôm còn lưu trữ được có ghi chép về sự kiện khoa thi Tân Sửu (1481) năm Hồng Đức thứ 12 Thám hoa Nguyễn Doãn Địch đỗ cùng khoa với Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Gia phả họ Nguyễn làng Tiên Điền có ghi: Người con thứ 10 của Hữu tướng quốc Nguyễn Xí nhà Lê là Nguyễn Trọng Đạt sinh ra và lớn lên tại kinh thành Thăng Long, làm Thượng tướng quân, Linh Quận công (nhà Hậu Lê). Ông lấy vợ và định cư ở làng Tảo Dương. Cháu nội Linh Quận công là Nguyễn Doãn Địch. Lần tìm cảo thơm, sách “Nghi Xuân địa chí” cho biết: “Nguyễn Nhiệm là cháu nội Trạng nguyên Nguyễn Thiến và là cháu của Thường Quốc công Nguyễn Quyện, con của Phù Hưng hầu Nguyễn Miễn. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mùa xuân họ Mạc mở khoa thi Hội, Nguyễn Thiến đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai) làm quan đến Thượng thư, Thư Quận công, sau theo về triều Lê, là cha sinh ra Quyện”. Trưởng lão ngữ lục trong gia phả họ Nguyễn Tiên Điền đã nói: “Nam Dương hầu là người có chí khí, ôm mộng hào kiệt, khi lâm sự thì quả đoán, mọi người đều tin phục, nể sợ”.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” nội các quan bản ghi: “Tháng 10 cùng năm (năm 1600) Bình An vương Trịnh Tùng sai Hải Quận công Nguyễn Đình Luân đem quân đi đánh phía Nam. Thuyền đến đoạn sông Hoàng Giang (cửa Luộc và cửa Tuần Vường, nay thuộc địa phận xã Tiến Đức, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà) đánh nhau với Nam Dương hầu, Đình Luân thua chạy, bỏ lại hơn 40 chiến thuyền, Luân thu tàn quân chạy về kinh sư. Bình An vương giận lắm, bãi chức của Đình Luân. Tháng 12 cùng năm (1600) Mạc Kính Cung giao chiến với Trịnh Tùng nhưng bị Trịnh Tùng đánh tơi tả thua chạy về huyện Kim Thành (Hải Dương nay), Mạc Kính Cung sai Nam Dương hầu giữ huyện Nam Xang (địa bàn được cho là giữa Hà Nam và Thái Bình) lập doanh trại thủy bộ ngày đêm tuần giữ. Tại dây Nam Dương hầu giao chiến với Uy Vũ hầu (tức Hải Dương đại tướng), chém đầu Uy Vũ hầu cướp lấy lương thực. Tháng Giêng năm Tân Sửu (1601) Trịnh Tùng đem đại binh đi đánh nhau với Nam Dương hầu”.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép: “Vừa khi Nam quận (có tài liệu ghi là Nam Dương hầu) và Nga quận của giặc đều chết, quan quân đại thắng, thu được thuyền ghe cùng đàn bà con gái, trâu súc vật và tiền của kể hàng nghìn, đem về kinh. Bêu hai thủ cấp của Nam quận và Nga quận ở phủ Trường Yên để mọi người biết. Lại bắt được em của Nam quận là Tào quận và Vị quận đem nộp ở quân môn, sai chém cả”. Trong trận giao phong với đại binh Bình An vương Trịnh Tùng, Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm biết rõ quân thế họ Trịnh lúc này rất hùng mạnh, mặc dù ông cũng vừa giết được Uy Vũ hầu (tức Hải Dương đại tướng) để có thêm quân số và lương thực. Theo các sử gia và giới nghiên cứu thời điểm lúc bấy giờ, người cầm quân giỏi như Nguyễn Nhiệm là rất hiếm, nên lúc này hơn lúc nào khác ông phải vận dụng kế “kim thiền thoát xác” (ve sầu lột xác) trong “Tam thập lục kế” mới có thể bảo toàn được sinh mệnh. Ông phải “chuyển nguy thành an, chuyển bại thành thắng” giả trang nhanh chóng làm cho đối phương không kịp phát giác, di chuyển và tẩu thoát cho mau. Cốt che mắt Bình An vương Trịnh Tùng, Nguyễn Nhiệm đã “thế” một “Tỳ tướng” đóng giả vai ông trong trận quyết chiến hỗn quân, hỗn quan ở Hoàng Giang. Vị tướng giả thế vai Nguyễn Nhiệm bị chém đầu, Trịnh Tùng tin là đã chém được đầu Nguyễn Nhiệm thật nên đã bêu đầu ở Trường Yên, nơi có đại bản doanh của Tùng để mọi người được biết, làm cho quân thế vang dội, động viên quân sĩ trong các trận đánh tiếp theo.
Ông Phạm Minh Đức, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ông Phạm Hóa, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Nễ anh trai Đại thi hào Nguyễn Du nhưng lại là bạn học với Đoàn Nguyễn Tuấn anh trai của Đoàn Thị Tộ (vợ Nguyễn Du). Khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh thì nhiều triều thần nhà Lê đã chống lại Tây Sơn. Giữ đạo “tôi trung không thờ hai vua”, Nguyễn Du bỏ chạy về làng Hải An quê vợ trước nhất để giữ mạng sống, sau thể hiện sự trung thành với nhà Lê. Về tá túc ở Hải An, Nguyễn Du là em rể đồng thời là người bạn văn chương tri kỷ của Đoàn Nguyễn Tuấn. Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Tùng, làng Bằng Trạch, xã An Bình, huyện Kiến Xương Làng Bằng Trạch có tên Nôm là Bóng, tổng Thụy Lũng, phủ Kiến Xương, nay thuộc xã An Bình, huyện Kiến Xương là một làng cổ, cư dân thuần hậu, nằm sát cạnh sông Trà Lý có bến Bóng và cách bến Cát Vàng thuộc xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình nay không xa. Người dân chúng tôi chỉ nghe các bậc tiền nhân kể lại nơi đây từng xảy ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt thời phong kiến xa xưa. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 14.11.2023 | 14:24 PM
- Trường Chính trị tỉnh Thái Bình: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 01.10.2023 | 11:20 AM
- Xây vững “cội nguồn, gốc rễ” của Đảng 02.09.2023 | 08:24 AM
- Vận dụng chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về sở hữu và thành phần kinh tế trong tác phẩm Thường thức chính trị 04.08.2023 | 09:25 AM
- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 12.09.2023 | 11:41 AM
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 24.11.2021 | 14:10 PM
- Liên kết - Hướng đi hiệu quả cho nông nghiệp 26.07.2021 | 08:22 AM
- Sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí đa phương tiện 24.12.2020 | 15:16 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật