HSBC: Giảm mức dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam về mức 3,5%
"ASEAN sẽ không tránh được tác động của giá cả tăng lên. Sau khi xem xét mọi khía cạnh, chúng tôi đã có một vài thay đổi trong dự báo lạm phát, nâng mức dự báo năm 2022 với Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines. Chúng tôi giảm nhẹ mức dự báo năm 2022 với Việt Nam về mức 3,5%, thay vì mức 3,7% trong dự báo trước đó, do giá thực phẩm trong nước ổn định, nhiều khả năng sẽ giúp kiềm chế lạm phát toàn phần". Đó là nhận định của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC trong báo cáo "Rủi ro lạm phát lớn tới đâu" đánh giá tình hình lạm phát tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực ASEAN mới công bố ngày 14/6.
Theo HSBC, khác với nhiều khu vực trên thế giới, lạm phát chưa phải vấn đề đáng lo ngại với châu Á trong vòng một năm qua, tuy nhiên, tình hình đang thay đổi khá nhanh. Ở các nước thuộc khối ASEAN, rủi ro lạm phát đã có chiều hướng tăng từ đầu năm 2022 khiến cả lạm phát cơ bản lẫn toàn phần đều tăng cao hơn so với mức trước đại dịch.
Mặc dù vậy, tác động ở mỗi nước là khác nhau. Cụ thể, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines có phần nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia thì lạm phát vẫn tương đối trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, lạm phát toàn phần nhiều khả năng sẽ sớm tăng mạnh ở nhóm thứ hai, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng tăng lên. Giá dầu thế giới dù đã "hạ nhiệt" so với đỉnh hồi tháng 3 vẫn ở mức cao, còn giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng lên từ từ.
Báo cáo chỉ rõ: Ở Việt Nam, lạm phát giá năng lượng cũng đã kéo dài được một thời gian. Giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần của Việt Nam. Bên cạnh giá dầu thế giới tăng, nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam nghiêm trọng. Bất chấp giá năng lượng tăng lên, lạm phát thực phẩm ở mức vừa phải, vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI đã giúp kiểm soát mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính tới thời điểm này.
Thời điểm hiện tại, HSBC cho rằng, rủi ro lớn hơn lại xuất phát từ giá thực phẩm tăng tại các thị trường khác trên thế giới. Điều may mắn là mặt hàng gạo – thực phẩm chính của các nước thuộc khối ASEAN – chỉ mới tăng nhẹ từ đầu năm 2022 và vẫn duy trì thấp hơn mức đỉnh của năm 2021. Mặc dù vậy, điều này cũng không đủ bù đắp cho những tác động trên diện rộng do giá tăng ở các mặt hàng thực phẩm khác. Với việc thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt như Philippines và Việt Nam, lạm phát toàn phần chắc chắn sẽ tăng lên nữa.
Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC cũng cho rằng, với các ngân hàng trung ương, vấn đề đáng quan tâm là mức độ ảnh hưởng của nhóm hàng năng lượng và thực phẩm lên nhóm hàng cơ bản. Theo ước tính, mức độ ảnh hưởng ở các nước ASEAN là không đồng đều; trong đó, Philippines là chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó tới Malaysia và Indonesia, còn ở Việt Nam và Thái Lan thì ảnh hưởng lại hạn chế.
Ngoại trừ ở Singapore, lạm phát cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát, dao động xung quanh hoặc xuống dưới mức giữa mục tiêu lạm phát hoặc mức dự báo của ngân hàng trung ương. HSBC cho rằng, mức độ gia tăng áp lực giá các mặt hàng cơ bản sẽ phụ thuộc một phần vào sự phục hồi của thị trường lao động mỗi nước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp còn cao so với trước dịch. Điều này nhiều khả năng sẽ dẫn tới áp lực ngược lên lương và lạm phát cơ bản trong những quý tới.
Các chuyên gia của HSBC cũng cho rằng, lạm phát là vấn đề cần quan tâm nhưng vẫn phụ thuộc phần nhiều vào triển vọng tăng trưởng. ASEAN vẫn đang trên đà phục hồi kinh tế đầy hứa hẹn nhờ các nước dần gỡ bớt những biện pháp hạn chế phòng dịch. Như Việt Nam tiếp tục có thể tận dụng động lực mạnh mẽ, dù ở mức vừa phải, từ chu kỳ công nghệ kéo dài; tăng trưởng xuất khẩu; cộng thêm việc mở cửa thu hút khách du lịch trở lại…
Sau khi xem xét cả hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng, HSBC cũng điều chỉnh dự báo lãi suất điều hành của Việt Nam trong năm 2022.
"Trong khi lạm phát hiện tại vẫn ở dưới mục tiêu 4%, chúng tôi dự báo tình trạng giá năng lượng cao còn kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả nói chung lên. Nhiều khả năng lạm phát sẽ có lúc vượt qua trần 4% của Ngân hàng Nhà nước trong nửa sau của năm 2022 nhưng chỉ là tạm thời. Tình hình đó có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 trước khi tăng lãi suất 3 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản trong năm 2023", báo cáo của HSBC nhận định.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giá vàng tăng mạnh 03.04.2024 | 11:14 AM
- Cập nhật giá vàng sáng 17.1 17.01.2023 | 09:49 AM
- Giá vàng hôm nay 14.1: Giao dịch nóng dần, vàng SJC tăng 200.000 đồng 14.01.2023 | 17:32 PM
- Cập nhật giá vàng sáng 15.12 15.12.2022 | 14:18 PM
- Giá vàng hôm nay 16.9 16.09.2022 | 15:54 PM
- Giá vàng hôm nay 9/8: USD hồi phục, vàng run sợ trước con số lạm phát 09.08.2022 | 08:19 AM
- Giá vàng đảo chiều đi xuống 24.05.2022 | 10:47 AM
- Giá xăng lên gần 30.000 đồng một lít 11.03.2022 | 15:36 PM
- Giá lợn hơi giảm, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt giá cao 16.07.2021 | 08:29 AM
- Giá vàng hôm nay 15/7: Vàng chớp thời cơ tăng mạnh 15.07.2021 | 10:36 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai