Thứ 4, 13/11/2024, 06:43[GMT+7]

Hãy tôn trọng sự thật và lẽ phải!

Thứ 6, 23/05/2014 | 21:08:17
2,038 lượt xem
Trong những ngày qua, chủ đề Biển Ðông tiếp tục "nóng" trên các diễn đàn quốc tế. Nhiều nhà bình luận, phân tích, các chuyên gia và cả nhà chính trị đã đưa ra ý kiến phê phán hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Ðông là trái với luật pháp quốc tế. Qua đó, dư luận thế giới luôn luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa, yêu cầu Trung Quốc hãy tôn trọng sự thật và lẽ phải để chấm dứt các hành động vi phạm nghiêm trọng, lập tức r

Tàu của Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra trên biển. (Nguồn nld.com.vn)

Thất vọng với hành động gây hấn của Trung Quốc

Bà Helene Luc, nguyên Thượng nghị sĩ Pháp, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp - Việt bày tỏ: “Tôi đã rất thất vọng khi thấy Trung Quốc thực hiện hành động gây hấn để biến mọi chuyện thành việc đã rồi với mục đích xâm chiếm một nơi ngay gần các hòn đảo nổi mà từ lâu đã thuộc về Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng các cam kết, các công ước mà họ đã ký”.

Nhà báo Toshihiro Yatagal, Trưởng Văn phòng đại diện Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản tại Bangkok, sau những ngày thực tế tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa, nhận định: “Tôi thấy tình hình căng thẳng, có phần nguy hiểm. Những ngày qua, tôi tận mắt chứng kiến căng thẳng diễn ra như thế nào, cũng như cái cách Trung Quốc điều tàu, hành xử và đối sách của Việt Nam để giải quyết tình hình. Ðập vào mắt tôi là rất nhiều các loại tàu Trung Quốc, tạo thành những lớp bảo vệ dày đặc khu vực giàn khoan Hải Dương - 981. Có các tàu chấp pháp, tàu đầu kéo, dịch vụ dầu khí và cả tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa vòng ngoài. Có một vài lần máy bay Trung Quốc quần lượn trên bầu trời. Rõ ràng, cách đưa số lượng lớn tàu này, đặc biệt tàu quân sự là không nên, Trung Quốc chỉ đang làm tình hình trên Biển Ðông căng thẳng, xấu đi. Khi các tàu Việt Namon> đi về phía giàn khoan thì Trung Quốc quyết liệt ngăn cản bằng nhiều tàu và cách di chuyển của tàu Trung Quốc cũng rất đáng sợ. Việt Namon> ít tàu hơn và không hề  có các tàu quân sự. Việt Namon> chỉ điều các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư làm nhiệm vụ. Tôi thấy phản ứng Việt Namon> rất kiềm chế nhưng kiên trì, kiên quyết. Ðối sách Việt Nam phù hợp, thể hiện sự mong muốn hòa bình, không làm gia tăng xung đột, căng thẳng ở Biển Ðông, nhưng quyết tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn vùng biển. Những ngày qua, tôi thấy các tàu Việt Namon> chỉ sử dụng biện pháp tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép, rời khỏi vùng biển này. Không có bất kỳ phản ứng nào mang tính “đáp trả” của Việt Namon>. Tôi có khá nhiều tư liệu thực tế, khách quan về việc đâm va, xịt vòi rồng của các tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Namon>”.

Bà Janicee A.Buco, Hội hữu nghị Việt Namon> - Philippineson>: “Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc. Ðây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chung sống hài hòa với các nước láng giềng. Ngoài ra, chúng tôi kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền Philippineson> và cộng đồng quốc tế đối với Việt Namon>”.

Thượng nghị sĩ Antonio Razzi, Thư ký thường trực Ủy ban Ðối ngoại Thượng viện Italy, đã lên tiếng chất vấn Ngoại trưởng nước này, bà Federica Mogherini, xung quanh lập trường của Italy về những căng thẳng ở khu vực Biển Ðông.

Bằng những dẫn chứng và thông tin xác thực liên quan đến giàn khoan Hải Dương - 981, Thượng nghị sĩ Razzi khẳng định Trung Quốc đang tìm cách thăm dò trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, sử dụng các tàu hải quân và ngư chính để ngăn cản tàu Việt Nam đến gần, với mức độ gây hấn và đe dọa tăng dần có thể dẫn tới xung đột vũ trang. Ông Razzi kết luận, những hành động của Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực, đe dọa chủ quyền của một nước và có thể dễ dàng chuyển thành một cuộc xung đột thực sự. Từ những quan điểm đó, Thượng nghị sĩ Razzi đã yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Italy Federica Mogherini phải nhanh chóng đưa ra những định hướng mà Chính phủ Italy dự định tuyên bố liên quan đến cuộc xung đột trên Biển Ðông. Ông cũng yêu cầu Chính phủ Italy phải có những biện pháp ngoại giao tích cực để thể hiện sự hiện diện của Italy trong các vấn đề quốc tế nói chung và khu vực Biển Ðông nói riêng nhằm khôi phục lại những nguyên tắc bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia liên quan tới chủ quyền lãnh thổ của mình. Ông nêu rõ từ trước tới nay, Italyon> luôn đóng vai trò đi đầu trong những cam kết nhằm gìn giữ hòa bình và tăng cường hòa giải trên thế giới. Do đó, Italyon> cũng phải thể hiện điều đó trong vấn đề Biển Ðông.

Tiến sĩ Tomotaka Shoji, Trưởng phòng Nghiên cứu Á-Phi, Ban Nghiên cứu khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nhận xét: “Nhìn bối cảnh tổng thể, có thể thấy trong những năm vừa qua Trung Quốc đang không ngừng thực hiện chiến lược tiến ra đại dương ở cả Biển Ðông và các vùng biển khác với những hoạt động ngày càng thường xuyên của hải quân Trung Quốc. Ðối với Việt Namon>, Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành vi cản trở ngư dân Việt Namon> tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Trong cái mạch đó, tôi nghĩ rằng hành động lần này của Trung Quốc là nhằm cụ thể hóa động thái củng cố ảnh hưởng của mình tại Biển Ðông với quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm. Ðiều làm tôi bất ngờ đó là trong khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến Biển Ðông trong thời gian gần đây đang khá yên ả, Trung Quốc đột nhiên lại tiến hành động thái đó và tôi hết sức lo ngại đối với những gì sẽ xảy ra tiếp theo”.

Trung Quốc đang đi theo chính sách của các đế quốc

“Tình hình trên Biển Ðông hiện nay phản ánh ý đồ của Trung Quốc muốn khống chế cả Ðông Nam Á, đồng thời cho thấy sự bất khuất của Việt Namon>”. Ðó là bình luận của cựu quan chức ngoại giao, sử gia Italy Sergio Romano được Hãng thông tấn CNA (Ðài Loan) đăng tải, trong bối cảnh Việt Nam đang có những phản ứng kiên quyết, hợp pháp trước hành vi xâm phạm của Trung Quốc. Ông Romano nhận định trong vấn đề lãnh thổ Trung Quốc vẫn còn giữ tư tưởng của thời kỳ phong kiến, xem các quốc gia láng giềng là nước chư hầu. Sử gia Romano phân tích thêm, vụ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam cho thấy Trung Quốc không chỉ có mưu đồ độc chiếm Biển Ðông mà còn muốn thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan và giấc mộng đế quốc. Ông chỉ ra sự tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc mấy chục năm qua cũng kéo theo nhiều nhân tố có thể gây bất ổn như tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường bị hủy hoại… dẫn đến bất bình trong xã hội. Vì thế, có thể chính quyền tin rằng bành trướng lãnh thổ là một cách làm giảm áp lực trong nước.

Hãng tin Bloomberg cũng đăng bài bình luận của Giáo sư Patrick Cronin tại Trung tâm An ninh của Mỹ (CNAS) cho rằng với sự hung hăng của Trung Quốc ở Ðông Nam Á, có vẻ như nước này đang đi theo chính sách của các đế quốc thời trước Thế chiến II. Theo bài báo, yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Ðông đang khiến dư luận nhớ lại bản “21 yêu sách” mà đế quốc Nhật đưa ra vào năm 1915. Theo Bloomberg, chủ trương khăng khăng đòi đàm phán song phương về tranh chấp nhằm lợi dụng ưu thế nước lớn của Trung Quốc chẳng khác nỗ lực của các đế quốc cô lập nước này về mặt ngoại giao trước Thế chiến II.

Từ những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua ở Biển Ðông, Giáo sư Patrick Cronin nhận định với Bloomberg rằng Trung Quốc đang thực hiện mô hình chấp nhận nguy cơ bằng cách dùng sức ép để củng cố tuyên bố chủ quyền biển và muốn các nước láng giềng phải lựa chọn hợp tác theo điều kiện của Trung Quốc hoặc gây sức ép chiến thuật đối với những quốc gia ngăn cản sự trỗi dậy của nước này.

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời chuyên gia Ernie Bower tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) nói ông không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiến tới lập Vùng nhận diện phòng không ở Biển Ðông và đó sẽ không phải là hành động khiêu khích cuối cùng. Ngoài ra, một nhà ngoại giao châu Á nhận định nhiều nước Ðông Nam Á đang quan ngại khả năng Trung Quốc muốn đạt được ngày càng nhiều lợi ích bằng cách khiêu khích các nước láng giềng. Chiến thuật có nguy cơ làm thay đổi diện mạo khu vực nếu các nước nhỏ hơn trong khu vực không có được sự ứng phó thống nhất. Có lẽ do vậy mà nhà báo Zachary Keck của chuyên san The Dilopmat (Nhật) đã kêu gọi các nước ASEAN tham gia tranh chấp ở Biển Ðông nên ngồi lại giải quyết bất đồng rồi cùng hiệp sức ứng phó các hành động của Trung Quốc.

Những toan tính sai lệch của Trung Quốc

Trang tin tức Asia Sentinel nhận định Trung Quốc đã tính toán sai khi đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 vào vùng biển của Việt Namon>. Theo bài viết, một bước đi đơn phương như thế không chỉ khiến quan hệ với Việt Nam căng thẳng mà còn dẫn đến làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế và làm sống lại mối đe dọa Trung Quốc ở Ðông Nam Á.

Mang tiếng là đưa giàn khoan đi khai thác dầu nhưng rõ ràng hành động này mang động cơ chính trị nhiều hơn là kinh tế. Theo chuyên gia Yenling Song của Công ty Platts Energy (Singapore), Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đang trả khoảng 328.000 USD mỗi ngày để duy trì hoạt động của giàn  khoan, trong khi khả năng nó tìm thấy dầu tại nơi đang hoạt động trái phép là không nhiều. Lợi nhuận đã không là lý do thì nhiều khả năng Bắc Kinh muốn củng cố yêu sách chủ quyền trên Biển Ðông thông qua hành động này. Bắc Kinh đã sai nếu nghĩ thế bởi sẽ không có tòa án quốc tế nào xem cuộc đối đầu ở Biển Ðông hiện nay là bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Một lý do khác là Trung Quốc có thể âm mưu gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và cô lập Việt Namon>. Bắc Kinh có lẽ hy vọng lặp lại thành công mà nước này đạt được tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia hồi năm 2012. Hội nghị này diễn ra sau khi Trung Quốc chiếm giữ thành công bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippineson> và đã không có thông cáo chung nào về Biển Ðông được đưa ra do những bất đồng sâu sắc.

Tuy nhiên, điều đó đã không tái diễn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Myanmaron> gần đây. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và hội nghị cấp cao sau đó đã lần lượt đưa ra tuyên bố chung chỉ trích những sự kiện ở Biển Ðông. Như vậy, “nếu Trung Quốc hy vọng cô lập được Việt Namon> và gây chia rẽ ASEAN thì nước này đã thất bại. Ðối mặt với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Biển Ðông, ASEAN trở nên đoàn kết và lo ngại về những ý đồ của Trung Quốc hơn bao giờ hết”.

Bên cạnh đó, cũng có thể xem hành động nêu trên của Trung Quốc là nhằm gây sức ép lên Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN về vấn đề soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC). ASEAN hy vọng COC có thể giúp ngăn chặn những tranh chấp trên biển nhưng Trung Quốc lại không hào hứng trong việc hoàn tất văn kiện này, khiến các cuộc đàm phán vẫn giậm chân tại chỗ. Những diễn biến mới nhất ở Biển Ðông chắc chắn sẽ càng khiến ASEAN quyết tâm đòi hỏi một COC nghiêm ngặt. Một lần nữa, theo bài viết, bước đi giàn khoan lại có hại cho Trung Quốc về lâu dài.

Bài bình luận của Asia Sentinel kết luận: Nói tóm lại, cho dù có ý đồ gì thì hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Ðông hiện nay sẽ chỉ gây tổn hại cho nước này cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Các nước láng giềng sẽ ngày càng tức giận, lo lắng và xa lánh Trung Quốc, đồng thời có thêm lý do mới để hoan nghênh chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là cả Malaysia và Indonesia đang công khai lo ngại về Trung Quốc ở Biển Ðông.

Trên thực tế, những năm qua, ngoài việc đưa các tuyên bố và đòi hỏi vô căn cứ, Trung Quốc còn có nhiều hành động trái phép trên Biển Ðông, khiến các nước trong khu vực cũng như dư luận thế giới hết sức lo ngại, bất bình và phản đối. Vì thế, sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không chỉ nối dài các hoạt động trái phép mà còn trực tiếp xâm phạm chủ quyền không thể bác bỏ của Việt Nam. Không quên sự ủng hộ to lớn của  Ðảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Namon> trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chúng ta luôn luôn cố gắng vun đắp tình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước. Biểu hiện rõ nhất là nhiều năm qua, trước một số hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Namon>, nhất là trên Biển Ðông, chúng ta đã chọn biện pháp ngoại giao hòa bình, đối thoại và phối hợp giải quyết trên tinh thần thiện chí, láng giềng. Giờ đây, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng vẫn tiếp tục nhất quán chọn biện pháp hòa bình mặc dù Trung Quốc không chỉ ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép mà còn liên tiếp có những hành động gây hấn. Tôn trọng sự thật và lẽ phải, Trung Quốc hãy có và cần phải có các hành động tương xứng với thiện chí của Việt Namon> cũng như với những tuyên bố về tình hữu nghị Việt Namon> – Trung Quốc.

Quang Minh

(Tổng hợp)

 


Về chủ đề Biển Đông, nhóm phóng viên Báo Thái Bình đã gặp gỡ, ghi lại ý kiến của một số đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Thái Bình và một số đồng chí cán bộ đương chức.  Cụ thể:

* Ông Phạm Văn Ðổng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Tỉnh ủy:

Việt Nam đang vận dụng sáng tạo cách mà tổ tiên và cha ông đã thực hiện để ngăn chặn hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Ðông

Tôi và các thành viên trong gia đình rất bất bình, kịch liệt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dùng vòi rồng phun nước, đâm húc vào tàu của ta gây thương tích cho nhiều người và làm hư hỏng tàu.

Qua theo dõi trên đài, báo và các kênh thông tin tôi thấy Ðảng, Nhà nước đã chọn xử lý vấn đề Biển Ðông thông qua con đường ngoại giao, đàm phán, hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế là hoàn toàn đúng, phù hợp với mong muốn của nhân dân Việt Nam và nhân dân toàn thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã kêu gọi và tranh thủ sự ủng hộ của cả thế giới lên tiếng phản đối hành động gây hấn hết sức thô bạo, ngang ngược của Trung Quốc nhiều ngày qua trên vùng biển của Việt Nam.

Không chỉ đàm phán cấp cao với đại diện phía Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động gây hấn và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh thổ của chúng ta ngay tại diễn đàn Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar để cả thế giới biết, việc làm này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới. Các nước trên thế giới cũng đánh giá cao cách ứng xử của Việt Nam với vấn đề Biển Ðông, đặc biệt là bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24.

Theo tôi, Việt Nam cũng cần làm tốt hơn nữa việc công bố cho thế giới biết về những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ; giữ vững lập trường, quan điểm giải quyết vấn đề Biển Ðông bằng con đường ngoại giao, đàm phán, hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế một cách khéo léo, kiên quyết, tránh rơi vào cái bẫy mà Trung Quốc đang giăng ra cho chúng ta.

* Ông Phạm Ngọc Ðáp, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

Tán thành quan điểm ứng xử của Ðảng, Nhà nước giải quyết tranh chấp Biển Ðông bằng đàm phán, hòa bình trên cơ sở luật pháp Quốc tế

Tôi không hề ngạc nhiên trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì từ lâu Trung Quốc đã nuôi âm mưu độc chiếm Biển Ðông. Thực tế là rất nhiều lần Trung Quốc đã tìm cách xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng chưa lần nào trắng trợn như lần này.

Trước những hành động hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh, đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương, Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tôi tán thành quan điểm ứng xử của Việt Nam giải quyết tranh chấp Biển Ðông với Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao, đàm phán, thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trung Quốc có thể hơn Việt Nam về kinh tế và quân sự nhưng có 2 điều Việt Nam có mà Trung Quốc không thể có là cơ sở pháp lý và đạo đức. Sự lật lọng, ngang ngược đưa giàn khoan vào vùng biển của chúng ta, hành vi bịa đặt, xuyên tạc, vu khống Việt Nam của Trung Quốc đã khiến nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới phẫn nộ, giảm niềm tin đối với Trung Quốc; cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang làm tốt và phải làm tốt hơn nữa việc kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới và cả nhân dân Trung Quốc; thúc đẩy nhanh việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông của các nước ASEAN.

Chúng ta đã nhân nhượng nhưng nếu Trung Quốc vẫn ngoan cố không rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của chúng ta, chúng ta cũng nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Tranh chấp ở Biển Ðông không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn là vấn đề khu vực và cả thế giới, vì thế Việt Nam cần tiếp tục kêu gọi các nước Ðông Nam Á, các nước trên thế giới, nhất là các nước có chung quyền lợi trên Biển Ðông ủng hộ quyết định chính đáng của Việt Nam. Tôi tin Việt Nam sẽ thắng và vẫn giữ được mối quan hệ hữu nghị láng giềng giữa nhân dân hai nước.

* Bà Lê Thị Ðịnh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

Với kinh nghiệm ngoại giao khôn ngoan, mềm dẻo, Việt Nam sẽ buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của chúng ta

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã nhiều lần phải đối mặt với sự gây hấn, xâm lấn cả trên đất liền và trên Biển Ðông của Trung Quốc. Nhưng lần nào Việt Nam cũng cố gắng và bền bỉ tìm cách giải quyết bằng con đường ngoại giao, đàm phán trên cơ sở lợi ích của hai bên vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới bởi Việt Nam luôn trân trọng, giữ gìn, vun đắp cho mối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đời đời bền vững.

Tôi rất bất bình với việc Trung Quốc đã ký vào bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Ðông (DOC) nhưng liên tục có những hành động đi ngược lại những gì đã ký kết, thể hiện trong việc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì đường lối đàm phán, hòa bình song phương và các phương pháp khác tuân thủ luật pháp quốc tế để Trung Quốc cùng ngồi vào bàn đàm phán và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Cách ứng xử khôn khéo của Việt Nam đã được nhân dân cả nước ủng hộ, cả thế giới hoan nghênh, những người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình cũng đồng tình, nhất trí.

Tôi mong Ðảng, Chính phủ, Nhà nước có những bước đi thận trọng, có chính sách khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, tranh thủ sự ủng hộ của cả thế giới để phản đối hành động của Trung Quốc, hạn chế đến mức thấp nhất sự va chạm gây thương vong. Tôi đồng tình với sự chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước cho tàu của ta tiếp cận với giàn khoan của Trung Quốc dùng loa tuyên truyền vận động họ rút khỏi vùng biển của chúng ta, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, xung đột.

Tôi mong các chiến sĩ Cảnh sát biển tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và ngư dân Việt Nam hăng hái ra khơi bám biển. Biết bao thế hệ cha ông ta đã chiến đấu, hy sinh anh hùng để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vì vậy Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao phản đối Trung Quốc, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc phù hợp với luật pháp quốc tế; thúc đẩy việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông của các nước ASEAN. Bằng biện pháp ngoại giao tài tình chúng ta đã nhiều lần giải quyết được xung đột với Trung Quốc, giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lần này cũng sẽ vậy.

* Ông Nguyễn Hồng Thái, nguyên Phó Bí thư Thành ủy:

Sự đoàn kết của nhân dân là sức mạnh lớn nhất

Từng vào sinh ra tử trên các chiến trường để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, khi nghe tin Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương - 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam, tôi thấu hiểu sự can trường, dũng cảm của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió. Những gì chiến sĩ Cảnh sát biển đang đương đầu ngoài khơi đã cho thấy sự đoàn kết của nhân dân sẽ là sức mạnh lớn nhất chống lại cường bạo.

Bên cạnh những tình cảm của hậu phương dành cho các lực lượng đang trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, người dân cả nước luôn ủng hộ và tin tưởng vào những đối sách phù hợp của Ðảng, Nhà nước ta đối với những hành động gây hấn của Trung Quốc.

Từ hàng nghìn đời nay, lớp lớp thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ biển đảo quê hương. Dân tộc Việt Nam luôn mong muốn hòa bình và nhân ái, không muốn chiến tranh, cũng như không muốn phá vỡ tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhưng một khi chủ quyền, độc lập dân tộc bị đe dọa, nhân dân Việt Nam phải kiên quyết bằng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

* Anh Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn:

Hãy để cho thế giới nhìn người dân Việt Nam với con mắt tôn trọng

 

Một số người cho rằng, một bộ phận giới trẻ ngày nay sống không có lý tưởng, chuộng vật chất, hưởng thụ, ích kỷ, không quan tâm đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc… Thế nhưng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam đã minh chứng các bạn trẻ rất quan tâm đến đất nước. Tình yêu biển đảo quê hương có dịp được bộc lộ, có những cách thể hiện vô cùng xúc động, có những lời nói, khẩu hiệu mạnh mẽ và đầy niềm tin về bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, theo tôi, các bạn trẻ cần phải thật bình tĩnh, suy ngẫm để có hành động đúng đắn, chọn lọc nguồn thông tin chính thống để nắm rõ tình hình. Phải yêu nước một cách tỉnh táo.

Hãy để cho thế giới nhìn người dân Việt Nam với con mắt tôn trọng. Hãy tìm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế bằng hành động văn minh và thái độ thân thiện. Các chiến sĩ Cảnh sát biển, Kiểm ngư vẫn đang kiên cường bám biển, một tấc không đi, một ly không rời. Người Việt Nam ngàn năm vẫn vậy: yêu hòa bình, bao dung và vị tha. Thế nhưng người Việt Nam không để chủ quyền bị xâm lấn. Nếu lúc này Tổ quốc gọi tên, chắc chắn sẽ có triệu triệu bạn trẻ tham gia góp sức bảo vệ chủ quyền biên giới của Tổ quốc.

* Cựu chiến binh Trường Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nụ, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh thiếu nhi tỉnh:

Ðược góp sức bảo vệ chủ quyền tổ quốc là điều thiêng liêng và tự hào nhất

Ðối với mỗi người dân Việt Nam, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc không phải khi có những vụ việc nóng như ở Biển Ðông mới trỗi dậy. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ quyền, chính vì thế mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tư tưởng của mỗi người dân. Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi nhân dân phản kháng mạnh mẽ như trong thời gian qua. Nhờ có tinh thần yêu nước và sự phản ứng quyết liệt ấy mà Việt Nam chúng ta luôn vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược mà lịch sử đã chứng minh.

Những ngày qua, gần như toàn dân Việt “dậy sóng” trước sự khiêu khích quá đà của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Trên khắp mọi miền từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ những người Việt xa Tổ quốc đến bạn bè khắp năm châu bốn biển, từ các cụ già đến những em nhỏ… tất cả đều chung một ý chí, đó là cùng hướng về biển đảo quê hương. Ðây chính là lúc tất cả cùng đoàn kết chung lòng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng những hành động thiết thực trong thi đua lao động sản xuất, học tập, công tác...

Ðược góp sức vì đất nước là điều thiêng liêng nhất nên triệu triệu trái tim người Việt đặt lòng yêu nước, yêu Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân, cùng đồng lòng với Ðảng và Chính phủ quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam.

 

  • Từ khóa