Giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoàng Sa Một quan điểm sai trái
Phóng viên (PV): Trung Quốc giải thích rằng, vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974. Theo tiến sĩ, quần đảo này có hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) để có thể cho phép quốc gia có chủ quyền mở rộng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo này hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: Theo định nghĩa của UNCLOS 1982, quần đảo là một nhóm có những đảo gắn bó mật thiết với nhau về lịch sử, kinh tế, chính trị, hoặc đã được công nhận từ lâu trong lịch sử. Khi được công nhận là quần đảo, có thể áp dụng quy chế đặc biệt nhưng chỉ áp dụng quy chế đặc biệt nếu đó là quốc gia quần đảo, chẳng hạn như Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Năm 1992, Trung Quốc ban hành đạo luật về vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải, đồng thời tuyên bố thiết lập đường cơ sở vào năm 1996, trong đó khoanh đường cơ sở của Hoàng Sa như là một đường cơ sở của quốc gia quần đảo. Ðây là quan điểm không đúng bởi Trung Quốc cũng như Việt
Nếu giả sử Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa thì Trung Quốc cũng không được phép áp dụng quy chế quần đảo cho Hoàng Sa, vì thế, đường cơ sở mà Trung Quốc hiện giờ xác lập ở Hoàng Sa là đường cơ sở không phù hợp với pháp luật quốc tế. Ðiểm thứ hai, do không thể áp dụng quy chế quần đảo nên vùng biển của Hoàng Sa được áp dụng theo quy chế đảo. Những đảo ở Hoàng Sa sẽ áp dụng theo Ðiều 121 của UNCLOS 1982. Nhìn vào đặc điểm của các đảo trong quần đảo Hoàng Sa thì duy nhất đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 2,1km2, các đảo còn lại như Lin Côn, Tri Tôn chỉ là cồn cát với diện tích khoảng 1,5km2. Nếu chiếu theo quy định Ðiều 121, Khoản 3 thì các đảo này không đáp ứng điều kiện khả năng cho con người cư trú. Ðồng thời, các đảo này không thỏa mãn điều kiện là có đời sống kinh tế riêng. Vì vậy, không thể nói các đảo như vậy có đầy đủ các vùng biển như đất liền.
Như vậy, theo Ðiều 121, Khoản 3, chỉ có thể xếp các đảo trên thuộc đảo đá, mà đảo đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển khác thì chỉ có tối đa vùng biển là 12 hải lý. Tức là, các đảo ở Hoàng Sa hay toàn bộ quần đảo Hoàng Sa sẽ không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bằng cách giải thích khác, giả sử Hoàng Sa về mặt lý thuyết có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhưng do vị trí của nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nên trong phân định biển thì Hoàng Sa sẽ bị giảm hiệu lực rất nhiều và không thể có được vùng biển 200 hải lý.
Tóm lại, theo UNCLOS 1982, ít nhất về phía bờ biển đất liền của Việt Nam, các đảo ở Hoàng Sa chỉ có vùng biển 12 hải lý mà thôi, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
PV: Tiến sĩ có thể cho biết, khái niệm đất thống trị biển được hiểu cụ thể ra sao và đã được pháp điển hóa vào nội dung các quy định của UNCLOS 1982 như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: Nguyên tắc đất thống trị biển đã được thảo luận rất nhiều và nó đã được đưa ra, trở thành học thuyết trong luật quốc tế. Nguyên tắc này đã được áp dụng trong rất nhiều phán quyết của các tòa án quốc tế mà tiêu biểu là trong vụ kiện ở Tòa án Công lý quốc tế vụ thềm lục địa biển Bắc năm 1969. Trong vụ kiện đó có 3 quốc gia có thềm lục địa chồng lấn với nhau. Nếu cứ chia theo Công ước Luật Biển năm 1958 thì quốc gia ở giữa sẽ bị thiệt hơn so với hai quốc gia bên cạnh. Trong phán quyết của mình, tòa cho rằng, sở dĩ một quốc gia có thể sở hữu các vùng biển vì quốc gia đó có chủ quyền đối với đất của mình. Các vùng biển sẽ chỉ được tạo ra từ danh nghĩa chủ quyền đất liền. Từ danh nghĩa chủ quyền với đất liền mà các quốc gia có chủ quyền vùng biển chứ không phải là ngược lại. Vì thế, đất thống trị biển nghĩa là quốc gia phải có chủ quyền vùng đất, sau đó vùng biển sẽ được tạo ra từ vùng đất đó, chứ không phải là ngược lại, các quốc gia lại đưa ra yêu sách biển rồi từ đó tiếp tục đưa ra yêu sách đối với các vùng đất trong vùng biển đó.
Nếu áp dụng vào Biển Ðông, quốc gia nào có yêu sách chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa thì phải chứng minh chủ quyền của mình trước rồi mới được đưa ra yêu sách với vùng biển. Vì đất thống trị biển nên vùng biển của Hoàng Sa sẽ phải tương ứng với chiều dài bờ biển rất hạn chế của các đảo Hoàng Sa mà thôi, chứ không thể đưa ra yêu sách vùng biển rộng lớn như là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ H. Clin-tơn (Hillary Clinton) đã nói rằng, các yêu sách về biển phải được xác định từ những thực thể đất liền phù hợp với quy định của UNCLOS 1982. Trong trường hợp “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, đây là yêu sách không phù hợp với nguyên tắc đất thống trị biển. Nếu căn cứ đất liền của Trung Quốc thì không thể tạo ra "đường lưỡi bò" hay nếu căn cứ vào các đảo ở Hoàng Sa (Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam), hay Trường Sa (một số đảo Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam) thì cũng không thể tạo ra vùng biển rộng lớn như “đường lưỡi bò”. Ðây một ví dụ vi phạm rõ ràng nguyên tắc đất thống trị biển.
PV: Trong UNCLOS 1982 có áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển hay không thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: UNCLOS 1982 áp dụng rất triệt để nguyên tắc này. Ðiều này thể hiện ở chỗ, đường cơ sở phải được vạch ra theo xu hướng đường bờ biển của các quốc gia ven biển. Từ bờ biển của quốc gia lấy ra chiều rộng của các vùng biển khác nhau. Chẳng hạn, lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở, tiếp đó là vùng tiếp giáp lãnh hải là 12 hải lý nữa, vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng thềm lục địa cũng có những căn cứ xác định từ đường cơ sở. Ngoài ra, vùng thềm lục địa của các quốc gia ven biển còn được xác định theo nguyên tắc sự kéo dài một cách tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển. Theo đó, một quốc gia có chủ quyền về đất liền nên đương nhiên quốc gia đó có chủ quyền vùng thềm lục địa. Thậm chí có học giả còn ví von rằng, đất là cái hình thì biển là cái bóng, không bao giờ bóng tách khỏi hình cả. Như vậy, các vùng biển đều căn cứ từ bờ biển, từ đường cơ sở của bờ biển theo quy định của UNCLOS 1982. Sở dĩ, vùng thềm lục địa có quy chế là đương nhiên và ngay từ đầu thuộc về quốc gia ven biển bởi vì người ta cho rằng, thềm lục địa là một cấu trúc địa lý tự nhiên, kéo dài từ lãnh thổ đất liền đổ ra biển. Do đó, trong vùng thềm lục địa chỉ có quốc gia ven biển có quyền chủ quyền, không có quốc gia nào khác có quyền như vậy cả. Chỉ có quốc gia ven biển có quyền quyết định khai thác hay không khai thác ở vùng thềm lục địa, trong trường hợp họ không khai thác thì các quốc gia khác cũng không được khai thác.
Quay trở lại vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đây là sự xâm phạm nghiêm trọng đến vùng biển của Việt Nam. Theo quy định của UNCLOS 1982, trong vùng thềm lục địa của quốc gia ven biển, chỉ duy nhất quốc gia ven biển có quyền cho phép quốc gia khác khoan mà thôi. Khoan vì bất cứ mục đích gì tại thềm lục địa của quốc gia ven biển đều phải xin phép (Ðiều 81, UNCLOS 1982).
PV: Ðề nghị Tiến sĩ cho biết, việc Việt
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh: Việt Nam là quốc gia ven biển, có tổng chiều dài bờ biển khoảng 3.260km, diện tích đất liền trải dài từ Bắc xuống Nam. Nền kinh tế của Việt
Hiểu được tầm quan trọng của biển, đồng thời phù hợp tinh thần với của luật pháp quốc tế, năm 1977, Việt
Trên tinh thần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm UNCLOS 1982, năm 2012, chúng ta đã ban hành Luật Biển Việt
Tháng 5/2009, Việt
(Còn nữa)
Theo qdnd.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đình Phương Cáp “kêu cứu” 23.10.2017 | 08:49 AM
- Về việc xác lập hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với chiến sĩ Nguyễn Văn Hồng 02.10.2017 | 14:48 PM
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tưQuyết tâm để nhà đầu tư chỉ phải đến “một cửa” 30.12.2013 | 10:57 AM
- Quỳnh GiaoÐồng không còn khói 18.11.2013 | 08:42 AM
- Bước vào mùa hanh khô không lơ là, chủ quan với "giặc lửa" 30.10.2013 | 10:12 AM
- Thức ăn đường phố - vẫn chuyện “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” 21.10.2013 | 19:21 PM
- Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11Tổ chức tốt Ngày Pháp luật góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 08.11.2013 | 09:18 AM
- Vũ ThưPhát huy hiệu quả tổ tự quản vệ sinh môi trường 19.11.2013 | 08:25 AM
- Tăng cường kiểm tra, xử lý những vi phạm của hoạt động bán hàng đa cấp 30.09.2013 | 09:56 AM
- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngNhiều chuyển biến tích cực 24.12.2013 | 10:44 AM
Xem tin theo ngày
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy