Tín dụng đen - nhiều gia đình tán gia bại sản
Ðây là số tiền mồ hôi công sức của ông bà và các con dành dụm dự định xây nhà. Từ khi nghe tin bà Lâm vỡ nợ đến nay, nhiều lần gia đình ông đến đòi tiền đều không thể lấy lại được, nhờ cơ quan chức năng vào cuộc cũng chưa giải quyết được vì không có giấy tờ rõ ràng.
Không mất số tiền lớn như gia đình ông Ban nhưng con số 10 triệu đồng với vợ chồng cụ Trần Văn Lĩnh (thôn Khê Kiều) lại vô cùng quý giá. Năm nay đều đã ngót 90 tuổi, hai cụ già yếu nhưng vẫn tằn tiện, chắt chiu, “ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc” mới có vài triệu đồng. Còn lại hơn 6 triệu đồng là cô con gái đi làm ăn xa gửi biếu bố mẹ dưỡng già. Lúc bà Lâm đến vay, cụ phải dồn nhặt nốt từng xu lẻ để cho đủ 10 triệu đồng. Vậy mà giờ số tiền đó cũng có nguy cơ “bay” mất theo hai từ “vỡ nợ” của bà Lâm.
Trên đây chỉ là 2 trong số hơn 50 hộ dân trong và ngoài địa bàn xã Minh Khai có liên quan đến hoạt động tín dụng của bà Nguyễn Thị Lâm. Người dân địa phương cho biết, gia đình bà Nguyễn Thị Lâm đã có hoạt động huy động vốn từ gần 20 năm nay, thông qua 3 hình thức: huy động thóc, tiền gửi và chơi phường hụi. Ðối với hình thức huy động thóc thì cứ sau mùa thu hoạch lúa, nông dân phơi sấy xong rồi mang ra nhà bà Lâm ký gửi, khi nào cần tiền mới đến lấy, bà Lâm sẽ trả bằng giá thóc tại thời điểm lấy. Nghĩ là vừa tiện lợi không phải cất giữ tại nhà, lại có thể lấy tiền lúc giá thóc cao nên hầu hết bà con quanh vùng đều ký gửi. Nhiều hộ dồn lại từ hàng chục năm nay nên tồn lại hàng chục tấn thóc, quy ra tiền cũng hàng chục, thậm chí ngót trăm triệu đồng.
Ngoài thóc, bà Lâm còn huy động tiền mặt và vàng. Ðây là hình thức thu hút nhiều người dân tham gia vì tin tưởng bà Lâm làm ăn lớn, uy tín, khi cần gửi vào, lấy ra thuận lợi, không cần nhiều thủ tục, lại có lãi suất hàng tháng cao hơn ngân hàng. Do đó một số gia đình có chút vốn liếng nào đều đem cho bà Lâm vay, thậm chí một số hộ còn vay ngân hàng để cho bà Lâm vay lại. Cạnh đó, bà Lâm còn tham gia vào rất nhiều suất phường hụi nên khi vỡ nợ kéo theo các thành viên chơi hụi cũng bị mất số tiền mà bà Lâm đã lấy trước. Ðặc biệt, nhiều chủ phường hụi khác nhận tiền góp của các thành viên rồi đem tiền cho bà Lâm vay, đến khi bà Lâm vỡ nợ thì người chủ phường hụi cũng không có tiền để trả cho các thành viên. Từ sự việc này đã kéo theo nhiều câu chuyện đau lòng khác, nhất là sự lo lắng, suy sụp về tinh thần của người mất tiền; hầu hết các gia đình mất tiền đều lục đục, có hộ rơi vào túng quẫn.
Sau khi xảy ra các sự việc trên, cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc nhưng gặp rất nhiều khó khăn, trước hết do nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, khi cho vay không thực hiện đúng quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng nên chỉ là quan hệ dân sự mà xử lý các quan hệ dân sự lại dựa trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận. Hơn nữa, các đối tượng huy động vốn lại hiểu và lách luật, thể hiện ở chỗ các đối tượng này vẫn thừa nhận rõ là có vay vốn của bà con, khi nào có tiền sẽ trả, đồng thời chúng không bỏ trốn khỏi địa bàn.
Do đó, cơ quan chức năng chưa đủ cơ sở để kết luận các trường hợp vỡ nợ như bà Lâm vi phạm Bộ luật Hình sự, tuy nhiên có thể xử lý theo Bộ luật Dân sự. Vì thế, người dân nên trình báo sự việc và cung cấp các văn bản, giấy tờ, thông tin có liên quan để tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết. Ðể tránh các trường hợp đáng tiếc tương tự có thể xảy ra, Thượng tá Lại Thanh Hải khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên tham gia các hoạt động vay và cho vay nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan nhà nước; chỉ nên tham gia hoạt động của các tổ chức tín dụng được cơ quan nhà nước cho phép. Trong trường hợp thực hiện các quan hệ dân sự vay và cho vay, người dân nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này, tránh dựa trên lòng tin vì đặt niềm tin nhầm chỗ có thể gây ra tình trạng “tiền mất tật mang”.
Quỳnh Lưu
(Đài Truyền thanh Vũ Thư)
Ðặc điểm chung của những người đi vay là đều tạo cho mình vỏ bọc bằng khối tài sản lớn, đánh bóng tên tuổi bằng những hoạt động sản xuất, kinh doanh ảo, từ đó tạo lòng tin của người dân và thu hút rất nhiều vốn. Tuy nhiên, đến khi xảy ra vỡ nợ thì hầu hết các tài sản này đều đã bị phân tán nên không thể trả nợ cho người cho vay. (Thượng tá Lại Thanh Hải, Phó Trưởng Công an huyện Vũ Thư) |
Tin cùng chuyên mục
- Đình Phương Cáp “kêu cứu” 23.10.2017 | 08:49 AM
- Về việc xác lập hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với chiến sĩ Nguyễn Văn Hồng 02.10.2017 | 14:48 PM
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tưQuyết tâm để nhà đầu tư chỉ phải đến “một cửa” 30.12.2013 | 10:57 AM
- Quỳnh GiaoÐồng không còn khói 18.11.2013 | 08:42 AM
- Bước vào mùa hanh khô không lơ là, chủ quan với "giặc lửa" 30.10.2013 | 10:12 AM
- Thức ăn đường phố - vẫn chuyện “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” 21.10.2013 | 19:21 PM
- Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11Tổ chức tốt Ngày Pháp luật góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 08.11.2013 | 09:18 AM
- Vũ ThưPhát huy hiệu quả tổ tự quản vệ sinh môi trường 19.11.2013 | 08:25 AM
- Tăng cường kiểm tra, xử lý những vi phạm của hoạt động bán hàng đa cấp 30.09.2013 | 09:56 AM
- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngNhiều chuyển biến tích cực 24.12.2013 | 10:44 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai