Kỷ niệm 290 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Ðôn
Tới dự có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Hồng...
Đại biểu tỉnh Thái Bình có các đồng chí: Phạm Văn Sinh, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng trên 3.000 cán bộ, nhân dân trong tỉnh và đông đảo quý khách thập phương...
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thái Bình dâng hương trước anh linh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn.
Trước lễ kỷ niệm, tại từ đường Lê Quý Đôn, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hưng Hà đã kính cẩn dâng hương trước anh linh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn.
Đúng 8 giờ 5 phút, lễ kỷ niệm 290 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tại Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn bắt đầu. Diễn văn lễ kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn khi mới sinh tên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là xã thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Với tài năng xuất chúng, Lê Quý Đôn từng xuất sắc đỗ đầu cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, Lê Quý Đôn được ghi nhận là thần đồng, là học giả uyên bác, sự xuất hiện của ông được coi là hiện tượng văn hóa kiệt xuất ở thế kỷ XVIII, được tôn vinh là danh nhân bậc nhất của nước nhà, là nhà bác học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cho tới thời điểm này. Trải qua 30 năm trong chốn quan trường, dù ở cương vị nào Lê Quý Đôn cũng tỏ rõ là vị quan sáng, yêu nước, thương dân. Sinh thời, một trong những hoài bão của Lê quý Đôn là đọc sách và viết sách. Sự nghiệp trước tác của ông bao la, ngoài sức tưởng tượng. Lịch sử tôn vinh Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn bởi sự hiểu biết và trước tác của ông rất rộng lớn. Ông đã đi sâu vào hầu hết các lĩnh vực: thơ ca, văn học, lịch sử, triết học, địa lý, thiên văn, nông học, y học... Tri thức ông có được tỏ rõ sự tiến bộ, mới mẻ, vượt qua thời đại ông đã sống. Những cống hiến của ông, những khảo luận của ông đến nay vẫn mang nhiều giá trị thực tiễn, được nhiều ngành khoa học kế thừa và phát huy. Các nhà khoa học cả trong và ngoài nước đều thống nhất tôn vinh Lê Quý Đôn là nhà khoa học kiệt xuất của Việt Nam. Sự xuất hiện của ông làm vẻ vang rạng rỡ giống nòi, là ngôi sao sáng mãi mãi trên bầu trời Việt Nam... Trong diễn văn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Thái Bình luôn tự hào và phát huy giá trị tư tưởng, văn hóa, khoa học vĩ đại của Lê Quý Đôn và các giá trị văn hóa, văn hiến của quê hương. Trải qua chặng đường 30 năm đổi mới, đến nay Thái Bình đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện về mọi mặt. Thành tựu đạt được đó là bó hoa đậm hương, là nén tâm nhang dâng lên danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, người con kiệt xuất của dân tộc.
Thay mặt Huyện ủy, UBND huyện Hưng Hà - quê hương danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, đồng chí Nguyễn Thanh Tuyền, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà phát biểu thể hiện niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, nhân dân trong huyện với truyền thống văn hiến, cách mạng của quê hương. Đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hưng Hà trong phát huy các di sản văn hóa nói chung, phát huy giá trị to lớn trong di sản của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn nói riêng, quyết tâm xây dựng huyện nông thôn mới Hưng Hà ngày càng giàu mạnh, đồng thời tiếp tục phát huy hiệu quả các giá trị truyền thống, các di sản văn hóa mà các thế hệ cha ông đã để lại.
Một cảnh trong chương trình nghệ thuật “Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”.
Tại lễ kỷ niệm, em Vũ Xuân Trung, học sinh Trường THPT Chuyên Thái Bình - học sinh xuất sắc đạt hai Huy chương Vàng liên tiếp kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2015, 2016 đã đại diện cho thanh niên, học sinh Thái Bình phát biểu, bày tỏ niềm vinh dự, tự hào được sinh ra, lớn lên, học tập, trưởng thành trên quê hương nhà bác học Lê Quý Đôn; coi tấm gương nhà bác học Lê Quý Đôn là động lực to lớn thúc đẩy vượt khó, nỗ lực vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập. Đồng thời biểu thị quyết tâm không ngừng học tập, trau dồi tích lũy kiến thức để đóng góp xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Tại lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật “Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”, kịch bản của tác giả Nguyễn Thanh do Nhà hát Chèo thực hiện đã tái hiện sống động hình ảnh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp. Từ thời thơ ấu Lê Quý Đôn đã thể hiện là thần đồng xuất chúng; khi đỗ đạt làm quan luôn kiện toàn văn võ, lo nước thương dân; khi là sứ thần thể hiện trí tuệ lỗi lạc, tài năng đối đáp kiệt xuất, đóng góp dấu son chói lọi trong lịch sử giao bang khi đi sứ phương Bắc; khi từ trần được hậu thế luận định về sự nghiệp, công lao to lớn của Lê Quý Đôn và khẳng định trí tuệ trùm trời.
Lễ kỷ niệm 290 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn đã thực sự là hoạt động quan trọng, ý nghĩa, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cán bộ, nhân dân. Lễ kỷ niệm là một trong những bước tiến khẳng định công lao, đóng góp của Lê Quý Đôn đối với lịch sử dân tộc, là bước khởi động quá trình đề nghị công nhận danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời khơi dậy niềm tự hào của nhân dân trong, ngoài tỉnh. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ