Duy Nhất: Bao giờ có tổ thu gom rác thải
Những đống rác ứ đọng được đốt không hết nằm chềnh ềnh ngay sát đường, bên bờ sông là hình ảnh dễ bắt gặp khi về Duy Nhất, một trong những xã có số dân đông nhất huyện Vũ Thư với trên 10.000 nhân khẩu. Hiện trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã khoảng 5 - 6 tấn/ngày.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngay sau khi triển khai chương trình xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã xác định lộ trình phấn đấu về đích đối với từng tiêu chí, trong đó đặc biệt tập trung vào tiêu chí môi trường. Xã xây dựng đề án thu gom rác thải sinh hoạt, thành lập tổ thu gom rác thải; liên kết với xã Hồng Phong xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt. Cùng với đó, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân cách thức giữ gìn vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ. Vì vậy mà ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên rõ rệt. Các gia đình đã chủ động chỉnh trang khuôn viên nhà ở, thay thế hệ thống tường rào bằng tường xây kiên cố, gọn gàng, sạch đẹp và xây dựng các công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn. 100% rác thải được thu gom và xử lý triệt để bằng công nghệ lò đốt tại xã Hồng Phong. Tuy nhiên, do tình trạng quá tải của lò đốt rác thải sinh hoạt đặt tại xã Hồng Phong nên từ năm 2018 đến nay rác thải của xã Duy Nhất không được đốt, tổ thu gom rác thải tự giải thể, vì vậy người dân phải tự phân loại, xử lý rác thải tại hộ nên một số người thiếu ý thức đã mang rác ra đường vứt, đốt, thả sông, gây ô nhiễm môi trường.
Với người dân xã Duy Nhất, các loại rác thải không thể tận dụng vào việc khác sẽ được đem ra góc vườn đốt. Biết là đốt tại gia đình vừa hại sức khỏe vừa gây ô nhiễm môi trường từ khói, bụi nhưng chẳng còn cách nào khác khi xã chưa có tổ thu gom rác, chưa có khu xử lý rác thải tập trung. Cũng có những hộ dân vì không có diện tích đất để xử lý rác trong khuôn viên của gia đình hoặc là vì không muốn đốt rác ở nhà nên đem ra nơi công cộng để đốt hoặc tiện đâu vứt đấy không chỉ gây mất mỹ quan mà còn làm ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Trưởng thôn Văn Lang cho biết: Toàn thôn có 247 hộ dân, hơn 1 năm nay rác thải sinh hoạt của người dân do bà con tự phân loại, xử lý tại gia đình. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức xử lý rác tại nguồn, tuy nhiên nhiều hộ vẫn mang rác ra đường đốt hoặc vứt rác nơi công cộng làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Ông Phạm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Nhất Địa phương đã quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung theo công nghệ lò đốt, diện tích 5.000m2, tuy nhiên do chưa có kinh phí đầu tư xây dựng nên xã chưa thành lập tổ thu gom. Định kỳ 1 - 2 tháng, UBND xã huy động lực lượng của các đoàn thể tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt nơi công cộng về một điểm tập kết tại diện tích đất 5% của xã, thuê máy để chôn lấp. Và đây vẫn là giải pháp tình thế trong khi chờ đợi có nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung. Bà Vũ Thị Thương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Văn Lang, xã Duy Nhất Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, Chi hội Phụ nữ thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chủ động phân loại rác thải tại nhà. Tận dụng các loại rác như rau, củ, quả làm phân hữu cơ bón cho cây trồng; rác thải nhựa thu gom ủng hộ quỹ khuyến học của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã; rác thải vô cơ đào hố hàng tuần đốt tại vườn nhà. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp. Bà Trần Thị Thái, thôn Văn Lang, xã Duy Nhất Hàng ngày gia đình tôi thải ra 2 - 3kg rác từ sinh hoạt. Vườn nhà rộng nên các loại rác thải tận dụng được tôi đổ ra góc vườn, sau khi hoai mục sẽ bón cho cây trồng. Rác không tái sử dụng được hàng tuần tôi đốt tại nhà. Biết là ô nhiễm nhưng do chưa có tổ thu gom rác thải nên phải tự xử lý. Tôi rất mong chính quyền địa phương sớm thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt, đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải để môi trường thôn xóm sạch, đẹp, đáp ứng đúng tiêu chí của xã nông thôn mới. |
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
- Thành phố: Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 03.08.2024 | 19:08 PM
- Bàn giao máy băm phụ phẩm nông nghiệp và thùng đựng rác cho hội viên, nông dân 17.06.2024 | 18:06 PM
- Tiền Hải: Chỉ đạo di dời khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung ở xã Nam Trung 17.05.2024 | 08:51 AM
- Công ty Điện lực Thái Bình: Tổ chức lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 22.03.2024 | 15:50 PM
- Công viên xanh giữa lòng thành phố 13.02.2024 | 21:05 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật