Hưng Hà: Gìn giữ nét đẹp lễ hội đền Trần
Điểm hẹn khi du khách đến quê lúa Thái Bình không thể bỏ qua là quần thể di tích khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Vùng đất Long Hưng (nay là huyện Hưng Hà) ngay từ đầu thế kỷ thứ XIII đã được nhà Trần chọn làm nơi dựng nghiệp. Nơi đây không chỉ là nơi giữ gìn long mạch giúp vương triều Trần hưng vượng mà còn là hậu cứ hiểm yếu luyện binh khiển tướng, tích lũy lương thảo, chế tạo vũ khí, phụ trợ đắc lực cho công cuộc nuôi quân đánh giặc. Đây cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua đầu triều Trần. Ngày 27/1/2014, lễ hội đền Trần Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần, các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ...
Ông Hoàng Đình Nhưng, Chủ tịch UBND xã Tiến Đức cho biết: Là địa phương có di tích đền Trần được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, vì vậy việc xây dựng đời sống văn hóa luôn được chúng tôi tích cực thực hiện. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn hóa tới nhân dân, địa phương đã xây dựng 6 mô hình tự quản về an ninh trật tự, 66 tổ nhân dân tự quản nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của lễ hội. Hàng năm, lễ hội đền Trần Thái Bình luôn được tổ chức văn minh, lành mạnh, bảo đảm an ninh trật tự, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài tỉnh. Tại lễ hội đền Trần Thái Bình, thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn người dân và mang tính truyền thống là lễ rước nước. Bên cạnh đó, các nghi lễ như lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ được tổ chức thực hiện trong không khí linh thiêng, tôn kính. Ông Phan Văn Tư, thôn Tam Đường, xã Tiến Đức chia sẻ: Lễ hội đền Trần Thái Bình luôn chú trọng bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn nhiều hoạt động văn hóa dân gian gắn với sinh hoạt của cư dân vùng trồng lúa nước Bắc Bộ như tục giao chạ, thi cỗ cá của tám thôn thuộc xã Tiến Đức, thi kéo lửa nấu cơm, thi vật cầu, thi gói bánh chưng, thi pháo đất... Những năm gần đây, lễ hội đền Trần Thái Bình bên cạnh các hoạt động văn hóa truyền thống còn có thêm nét văn hóa mới là tổ chức ngày Thơ Việt Nam. Những hoạt động đó không chỉ mang lại không khí sôi nổi, phấn khởi cho lễ hội mà còn nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Để duy trì tốt và phát triển các hoạt động của lễ hội, công tác an ninh, an toàn được huyện Hưng Hà chú trọng. Lực lượng Công an huyện được tăng cường, nhất là trong những ngày diễn ra lễ hội. Ông Vương Văn Hùng, du khách đến từ Hà Nội cho biết: Trong những lần đến với lễ hội đền Trần Thái Bình, tôi thực sự yên tâm về công tác bảo đảm an toàn giao thông và an ninh trật tự của lực lượng chức năng tại địa phương. Bên cạnh những hoạt động trên, huyện Hưng Hà còn chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra công tác phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường. Huyện Hưng Hà cũng chỉ đạo cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng địa phương tăng cường công tác phòng, chống các hoạt động tín ngưỡng mang yếu tố mê tín dị đoan, góp phần tôn vinh giá trị của lễ hội, tạo được ấn tượng đẹp đối với du khách.
Theo phong tục cổ truyền, ngày 13 tháng Giêng hàng năm là ngày khai mạc tổ chức lễ hội đền Trần Thái Bình. Do đó, những ngày giáp tết Nguyên đán này, cùng với việc chỉ đạo các địa phương trong huyện đón tết vui tươi, an toàn, huyện Hưng Hà cũng tích cực phối hợp chỉ đạo các đơn vị liên quan và xã Tiến Đức thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Trần Thái Bình bảo đảm an toàn, lành mạnh, văn minh. Qua đó, góp phần giáo dục các thế hệ lòng tự hào, ý chí bất khuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và bảo tồn phát huy nét đẹp văn hóa của lễ hội đền Trần Thái Bình.
Mai Thư
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật