Việt Nam phấn đấu đến năm 2025, có 65% dân số nông thôn được dùng nước sạch
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, tổ chức thực hiện có hiệu lực các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản trên; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề có liên quan theo quy định.
Ba ra Đô Lương thuộc hạ nguồn lưu vực sông Lam sau khi được nâng cấp đã góp phần sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm hơn. Ảnh: Nguyễn Hải
Theo Quyết định số 1622/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 5 chương nêu quan điểm; mục tiêu; phạm vi quy hoạch, quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và phần các giải pháp tổ chức thực hiện.
Đáng chú ý trong phần mục tiêu tổng quát, Chính phủ đặt vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước; điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; giảm thiểu tối đa thiệt hại tính mạng và tài sản nhân dân…
Trạm bơm nước tại xã Hưng Tân do Công ty TNHH MTV Thủy nông Nam quản lý, vận hành đã xuống cấp nên gây thất thoát nguồn nước. Ảnh: Nguyễn Hải
Mục tiêu đến năm 2030, điều hòa, phân phối tài nguyên nước công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đối tượng khai thác, sử dụng nước theo quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế, an sinh xã hội; đến năm 2025, 100% lưu vực sông lớn, quan trọng có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; đảm bảo nguồn nước góp phần nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư đô thị đạt 95% đến 100% và 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước.
Bể lắng lọc nước 5.000 m3 tại xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu) đầu tư dang dở khiến nguồn vốn đầu tư bị lãng phí và người dân thường xuyên thiếu nước dùng vào mùa hè. Ảnh: Nguyễn Hải
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả, năng lực khai thác, sử dụng nước, giảm tối đa thất thoát nước trong hệ thống các công trình thủy lợi; giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%; bảo vệ kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa tình trạng gia tăng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, phấn đấu đến năm 2030 thu gom xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% tại các đô thị từ loại V trở lên...
Tầm nhìn đến năm 2050, nâng chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh nguồn nước hiệu quả trên thế giới; hướng tới chủ động về nguồn nước trong mọi tình huống, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Theo bản quy hoạch được phê duyệt, phạm vi quy hoạch nước quốc gia được chia làm 6 vùng gồm Trung du miền núi Bắc Bộ với 14 tỉnh; vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 14 tỉnh (gồm có Nghệ An); vùng Tây nguyên gồm 5 tỉnh; vùng Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh; vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh. Cả nước có 13 lưu vực sông lớn.
Theo kết quả đánh giá, khảo sát, tổng lượng nước trung bình nhiều năm trên phạm vi toàn quốc khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm được phân bổ chủ yếu 13 lưu vực sông lớn cả nước; tổng lượng nước bình quân trên đầu người khoảng 9.589 m3/người/năm, trong đó lượng nước nội sinh khoảng 4.421 m3/người/năm. Nguồn nước mặt vẫn là nguồn cung cấp chủ yếu cho các nhu cầu nước của các ngành và cho phát triển kinh tế - xã hội trên hầu hết các vùng, các lưu vực sông trong thời kỳ quy hoạch. (Trích Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 về phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước) |
Để thực hiện quy hoạch trên, Thủ tướng Chính phủ đề ra 6 nhóm giải pháp gồm: Giải pháp về pháp luật, chính sách; tài chính, đầu tư; khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo, tăng cường năng lực và cuối cùng là tổ chức và giám sát thực hiện; đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ ngành và địa phương chủ trì, phối hợp thực hiện./.
Theo baonghean.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân 26.09.2023 | 09:32 AM
- Khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp nước ổn định mùa nắng nóng 25.07.2023 | 10:29 AM
- Cấp nước sạch an toàn, ổn định 19.01.2023 | 02:55 AM
- Phổ biến các quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch 25.04.2022 | 17:41 PM
- Công ty Mỹ Hưng cần khẩn trương cung cấp nước ổn định cho 2 xã An Thanh, An Mỹ 19.07.2021 | 09:42 AM
- Bể nước thắm tình quân dân 19.07.2021 | 10:17 AM
- Đưa nước sạch đô thị về nông thôn 16.07.2021 | 09:39 AM
- Nước sạch nghĩa tình 13.07.2021 | 18:03 PM
- Giúp đồng bào được sử dụng nước sạch 12.07.2021 | 08:36 AM
- Người Êđê giữ bến nước như mạch sống buôn làng 08.07.2021 | 20:50 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026